Những con búp bê này được gọi là “luk thep”, nghĩa là tiểu thiên thần. Mọi người tin rằng chúng sẽ mang lại vận may cho người chủ và họ nâng niu chúng như thể chúng là những đứa trẻ thật sự.
Nhưng việc lãng phí chi tiền mua những con búp bê này cũng đã khiến giới chức Thái Lan phải lên tiếng cảnh báo.
Búp bê được xem như là một thành viên trong gia đình
Những con búp bê được nhà sư phù phép
Sau khi mua một con búp bê, người chủ mang nó đến cho một thầy tu để cầu nguyện và tiến hành lễ thoa dầu thánh, được gọi là lễ “plook sek”.
Thường thì những lễ cầu kinh này được dùng để ban phép cho bùa may mắn cũng khá phổ biến tại Thái Lan, nơi mà niềm tin xưa về phép thuật vẫn còn tồn tại và thịnh hành.
Đối với búp bê “luk thep”, đây cũng là một cách ban sự sống cho chúng, một linh hồn lang thang sẽ được mời nhập vào thân xác và mang lại linh hồn cho con búp bê.
Cảnh sát đã bắt giữ ba chủ cửa hàng búp bê trốn thuế và tịch thu hàng trăm con búp bê vào tuần này
Hãng hàng không Thái Smile trong tuần này đã thông báo với hành khách rằng họ có thể mua vé cho búp bê của mình để chúng có chỗ ngồi, bữa ăn nhẹ và thức uống. Tuy nhiên các quan chức đã phủ nhận.
“Căn cứ theo luật hàng không quốc tế, hành khách phải là con người. Vì vậy các hãng hàng không không được phép bán vé cho búp bê” - tờ Bangkok Post dẫn lời phát ngôn viên Cục Hàng không dân dụng Thái Lan.
Ông cho biết thêm hành khách có thể mua thêm một vé dưới tên của mình rồi đặt con “luk thep” của họ lên đấy.
Dùng bữa trong nhà hàng sang trọng
Có ít nhất một nhà hàng tại thủ đô Bangkok đã nắm bắt thời cơ để kiếm lời. Neta Grill cho biết đầu tuần này, nhà hàng này bắt đầu phục vụ bữa ăn cho “luk thep” với mức giá trẻ em và nói thêm rằng nhà hàng này hoan nghênh mọi người sung đạo”.
Búp bê đã được ban phép được bán tại các cửa hàng ở Bangkok
Được yêu thương và thỉnh thoảng được đeo đầy trang sức lấp lánh
Nhiều người sở hữu búp bê này đã chia sẻ với BBC rằng chúng còn hơn cả một lá bùa, họ đối xử với chúng như thể chúng là con của họ.
“Con gái tôi muốn có một đứa em gái và một người bạn. Ở trường của con bé, các bạn của nó cũng có “luk thep”… vì vậy con gái tôi cũng muốn có một con búp bê như những người bạn của nó” - một khách mua hàng cho biết.
Những người chủ tận tâm nhất thậm chí còn đeo trang sức đắt tiền và vàng bạc cho búp bê của họ.
Nhà nhân loại học Asama Mungkornchai đến từ Trường ĐH Pattani’ s Prince cho biết hầu hết khách hàng mua búp bê là phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu và chúng có thể “thỏa mãn nhu cầu làm mẹ” của những người mua.
Bà cũng cho biết thêm là việc nhiều người nói họ cần con búp bê này để mang lại may mắn và thịnh vượng cũng đang gây ra “sự lo ngại cho tầng lớp trung lưu tại Thái, nhất là về mặt kinh tế.”
Đền Bua Kwan nổi tiếng về dịch vụ ban phép cho búp bê
Thủ tướng chính phủ Prayuth Chanocha kêu gọi người dân không nên bị cuốn theo trào lưu và không nên mua búp bê nếu điều kiện kinh tế của họ eo hẹp, Đài truyền hình Thai PBS dẫn lời thủ tướng.
Giá của một con búp bê có thể dao động từ 1500 baht (gần 950.000 đồng) cho đến hàng chục ngàn baht.
Phía cảnh sát cũng tỏ ra quan ngại rằng rất nhiều người kinh doanh búp bê đã trốn thuế và nếu như búp bê được phép đem lên máy bay thì chúng rất có thể sẽ được dùng để giấu ma túy.
Vào đầu tuần này, cảnh sát tại khu vực Chiang Mai đã chặn được một con búp bê chứa 200 viên ma túy tổng hợp “yaba”.
Thậm chí những câu hỏi về tôn giáo cũng đã được đặt ra rằng liệu cử hành nghi thức Phật giáo lên con búp bê có được hay không? Trào lưu này đã làm dấy lên một loạt các quan điểm trái chiều trên mạng, một vài người chỉ trích rằng những người chủ sở hữu là mê tín dị đoan.
Tuy nhiên Trung tâm Phật giáo Quốc gia tại Thái Lan lại nói với đài Thai PBS rằng lễ “plook sek” cũng giống như việc các nhà sư ban phép cho các vật khác như xe hơi, một nghi thức đã được chấp nhận rộng rãi.
Pra Acharn Winai Thitapanyo, một nhà sư tại đền Bua Kwan, một nơi nổi tiếng về dịch vụ ban phép cho búp bê, chia sẻ với BBC Thái Lan rằng “Vì việc này không vi phạm những nguyên tắc của nhà sư nên các sư có thể niệm chú để làm mọi người hài lòng.”