Vị chủ tịch sáng tạo này có tên Hiroshi Komiyama đã thông báo cho báo chí thế giới biết như vậy nhân buổi họp báo quan trọng.
Ba loại kim loại quý này không khó để tìm kiếm, đó là những chất mạ trong các bộ phận thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính… vứt đi thì sẽ được chiết lọc, phân chất và lấy lại ba loại kim loại vàng, bạc, đồng để đúc nên các bộ huy chương trao cho VĐV. Thủ đô Tokyo là nơi diễn ra Olympic 2020, đây là lần thứ hai Tokyo được vinh dự này sau lần thứ nhất vào năm 1964. Các nhà tổ chức Olympic của Nhật tự hào rằng với Nhật Bản, mỗi sự kiện thể thao quan trọng thì Nhật sẽ có một ý tưởng mới. Lần này là dùng kim loại quý tái chế để đúc huy chương.
Dân Nhật giăng biểu ngữ ủng hộ một Olympic tiết kiệm qua việc dùng vật liệu tái chế cho huy chương và xây dựng cơ sở vật chất
Ban sáng tạo này của Nhật Bản có 19 người, họ cũng sẽ tham gia vào công tác đề xuất ý tưởng thiết kế sân vận động chính cho Olympic 2020. Trước tiên là các loại vật liệu kim loại để xây dựng sân vận động chính như sắt, thép, nhôm, kính và gỗ… cũng sẽ dùng vật liệu tái chế.
Chủ tịch Ban sáng tại Komiyama nói rằng dùng các sản phẩm tái chế phải là phương châm tiết kiệm hàng đầu của nhân loại trong tương lai vì nguồn nguyên liệu tự nhiên đang cạn kiệt. Chúng ta phải biết tiết kiệm vì sự trường tồn của tự nhiên.
Cuối năm 2015 vừa qua chính phủ Nhật cũng quyết định chon bản vẽ thiết kế sân vận động chính cho Olympic 2020 theo kiến trúc sư trong nước Kengo Kuma với chi phí xây dựng được đánh giá chỉ 1 tỉ USD. Còn nếu theo như bản vẽ của kiến trúc sư Anh (gốc Kuwait) Zaha Hadid thì giá xây dựng lên 2 tỉ USD, lúc đó sẽ là công trình thể thao đắt giá nhất lịch sử nhân loại.
Tuy nhiên chính phủ Nhật trước sức ép của nhân dân đã từ bỏ thiết kế của kiến trúc sư Hadid mà làm theo bản vẽ kiến trúc sư Kengo với giá chỉ một nửa.