|
Cấu trúc đề thi
Đề thi làm trong thời gian 120 phút, gồm 2 phần, bao gồm 7 chuyên đề: khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số cùng những vấn đề liên quan (3 điểm), giải phương trình mũ hoặc logarit (1 điểm), tích phân (1 điểm), tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số (1 điểm), hình học không gian (1 điểm), hình học giải tích trong không gian Oxyz (2 điểm), số phức (1 điểm). Trong đó, các câu được coi là dễ, cần ôn tập kỹ để lấy 8 điểm theo thứ tự từ dễ đến khó: khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số, số phức, tích phân, phương trình mũ hoặc logarit và hình học giải tích trong không gian Oxyz. Những năm gần đây câu hỏi khó thường là câu tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số. Cũng cần lưu ý chỉ được sử dụng các kiến thức có trong chương trình sách giáo khoa để giải, các kiến thức khác nếu muốn sử dụng thì phải chứng minh.
Tránh những lỗi thường gặp
Trong quá trình ôn tập, phải chú ý những kiến thức sau để tránh những lỗi mà học sinh hay mắc phải:
Sử dụng không đúng hoặc tùy tiện các ký hiệu toán học, ví dụ: d Î (P) hoặc "số thực a” là không đúng. Phải viết là : d Ì (P) hoặc với mọi số thực a.
Sử dụng sai các khái niệm toán học. Ví dụ: Thể tích hình chóp, hàm số có tiệm ngang y = 2 là không đúng. Viết đúng phải là: Thể tích khối chóp, đồ thị hàm số có tiệm ngang là đường thẳng y = 2.
Khi giải phương trình quên đặt điều kiện để phép biến đổi là tương đương. Ví dụ: là sai vì thiếu điều kiện x > 0, do đó phải loại nghiệm x = -2.
Không đọc kỹ đề và thế sai dữ liệu, hoặc hiểu lạc đề nên đặt vấn đề sai. Ví dụ: Khảo sát hàm số khi m = -1 nhưng khi làm bài lại thế m = 1; hoặc: Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số đi qua điểm A thì lại viết nhầm tiếp tuyến tại điểm A.
Vô ý để dẫn đến những sai lầm cơ bản. Ví dụ: Trong không gian Oxyz, đề bài yêu cầu viết phương trình đường thẳng lại viết nhầm thành phương trình mặt phẳng, véctơ chỉ phương lại viết nhầm thành véctơ pháp tuyến, -a luôn nhỏ hơn a là sai vì quên rằng nó phụ thuộc vào dấu của a, phương trình x2 - 4x + 7 = 0 có tổng 2 nghiệm bằng 4 mà không phát hiện rằng phương trình đã cho vô nghiệm…
Trần Văn Toàn
(Tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie, TP.HCM)
Theo Bích Thanh (TNO)