Và hơn thế nữa, đỉnh thiêng Fansipan đã trở thành chốn tìm về để chiêm bái, cầu an trước một quần thể tâm linh tựa như đã bám vào thế núi, tạc vào non cao Hoàng Liên nhiều năm về trước.
Điểm đến tâm linh nhiệm màu
Trải dài từ độ cao 2.900 mét cho đến khu vực đỉnh Fansipan, quần thể tâm linh Fansipan gồm 12 công trình kiến trúc văn hóa mang dáng dấp của những ngôi chùa Việt cổ xưa từ thế kỷ 15, 16. Tất cả các công trình đều được kiến tạo kỳ công từ các vật liệu tự nhiên như gỗ tứ thiết, đá xanh nguyên khối, đất nung phủ men…, có kích thước hạn chế, bám theo thế đất, tựa vào non cao, như thể đã “mọc” ra từ đá núi cả trăm năm trước.
Quần thể tâm linh Fansipan giữa mây ngàn
Điểm nhấn của quần thể tâm linh Fansipan là Kim Sơn Bảo Thắng Tự - công trình kiến trúc Phật giáo trên đỉnh Fansipan và cũng là một trong số ít những công trình tâm linh có cao độ trên 3.000 mét so với mặt nước biển trên thế giới. Còn đại tượng Phật A Di Đà lại là công trình đặc biệt khi được kiến tạo bởi hàng ngàn vạn tấm đồng dày 5 mm gia công tại chỗ, ốp trên một kết cấu khung sắt có thể tích gần 1000 m3, được Giáo sư – Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính đánh giá là “pho tượng Phật bằng đồng được tạo tác kỳ công bậc nhất Việt Nam”. Tháng 4-2021, trong dịp kỷ niệm 5 năm khánh thành tuyến cáp treo Fansipan và khu du lịch Sun World Fansipan Legend, đại tượng Phật A Di Đà trên đỉnh Fansipan đã được tổ chức Kỷ lục Châu Á trao kỷ lục “Tượng Phật A Di Đà bằng đồng toạ lạc ở độ cao cao nhất Châu Á”.
Sự xuất hiện của những công trình Phật giáo tại Sun World Fansipan Legend đã góp phần “định danh” lại đỉnh Fansipan, từ một ngọn núi vốn chỉ được biết đến vì cao độ và những thử thách “cực đại” khi chinh phục - trở thành điểm đến tâm linh màu nhiệm. Từ khi có cáp treo và công trình tâm linh, hằng năm, vào những dịp Phật sự lớn, người ta lại thấy từng đoàn Phật tử từ khắp nơi đổ về Fansipan để được chiêm bái, đảnh lễ, cầu an, xin lộc. Hơn cả một công trình du lịch, quần thể kiến trúc văn hóa tâm linh trên đỉnh Fansipan nay đã trở thành điểm đến văn hóa đậm đà bản sắc Việt.
Những giá trị văn hóa thiêng liêng và bền vững
Xây một công trình kiến trúc tâm linh không quá khó khăn. Nhưng để xây một quần thể lớn đặt tại độ cao 3.000 mét trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, gần như hoàn toàn bằng sức người lại là một bài toán mà nếu không phải những nhà đầu tư uy tín, có tâm và dám nghĩ, dám làm như Sun Group thì khó lòng “giải” được.
Nếu đặt lợi nhuận lên hàng đầu thì có lẽ công trình thế kỷ này đã dở dang ở bậc đá thứ 100 nào đó. Nhưng với người Sun Group, động lực của họ là khát vọng về một công trình mang dấu ấn vượt thời gian, gìn giữ và tôn vinh văn hóa Việt. Chính vì vậy, vật liệu chủ yếu để xây dựng quần thể tâm linh Fansipan là những phiến đá, những cột gỗ tứ thiết cùng hàng trăm tấn đồng, vừa để đảm bảo sự trường tồn với thời gian nhưng cũng để tái hiện “nguyên bản” hết mức có thể những tinh hoa của kiến trúc Chùa Việt từ cả trăm năm trước. Hàng trăm công nhân, kỹ sư và chuyên gia Sun Group cùng các nhà thầu trong vài trăm ngày đêm đã bền bỉ vượt bao gian khó để hoàn thành khát vọng này.
Hằng năm, nhiều Phật sự lớn được tổ chức tại đây
Tạc vào thế núi những công trình kiến trúc “vượt thời gian”, tạo nên một điểm đến văn hóa được thế giới công nhận tại đỉnh thiêng Fansipan, nơi phên giậu nước nhà, đó cũng là một cách để Sun Group góp phần gia tăng sức hút cho du lịch Sa Pa, Lào Cai. Và rõ ràng, những kiến tạo này đã đem đến thay đổi rõ rệt cho ngành du lịch của tỉnh miền núi phía Bắc này.
Theo số liệu từ đầu năm 2018 (thời điểm khánh thành quần thể tâm linh Fansipan) đến hết 2019, lượng du khách đến Lào Cai tăng từ 3,5 đến 5,1 triệu. Sun World Fansipan Legend cũng đã được cộng đồng du lịch quốc tế ghi nhận với giải thưởng “Điểm du lịch văn hóa hàng đầu thế giới” (2019, 2020) và “Điểm du lịch có thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới” (2020) tại lễ trao giải thưởng du lịch thế giới World Travel Awards.
Hơn một điểm đến văn hóa, quần thể tâm linh Fansipan, ngay dưới chân cột cờ tổ quốc Việt Nam, nói như Thượng tọa Thích Nhật Từ, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, còn “như một lời nhắc nhở tới các thế hệ người Việt phải tự hào về văn hoá truyền thống, độc lập chủ quyền, có trách nhiệm gìn giữ và phát triển những giá trị của người Việt Nam mà tổ tiên đã dày công xây dựng”. Có lẽ cũng vì thế, mà du khách, Phật tử tìm về đây nhiều hơn, mỗi dịp Phật lịch, hay đầu xuân, cuối năm... như một cách để chạm vào cõi thiêng, để cảm tạ trời đất, để tìm thấy bình an, tự tại với thật nhiều may mắn cho cuộc sống vốn còn nhiều bộn bề lo toan.