Ronaldo và Maguire bị lăng mạ nhiều nhất mạng xã hội

(PLO)- Bộ đôi của Manchester United, Cristiano Ronaldo và Harry Maguire là những cầu thủ bị lạm dụng ngôn ngữ nhiều nhất trên mạng xã hội Twitter.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Siêu sao người Bồ Đào Nha dẫn đầu danh sách cầu thủ bị lạm dụng ngôn ngữ. Ảnh: GETTY

Siêu sao người Bồ Đào Nha dẫn đầu danh sách cầu thủ bị lạm dụng ngôn ngữ. Ảnh: GETTY

Theo báo cáo từ một thống kê, có gần 3/4 cầu thủ bóng đá tại Ngoại hạng Anh nhận được tin nhắn lăng mạ, một nửa trong số đó bị lạm dụng bằng ngôn ngữ mỗi ngày.

Báo cáo do Viện Alan Turing và Ofcom thực hiện, sử dụng công nghệ mới, phân tích 2,3 triệu tin nhắn nhắm đến các cầu thủ Premier League. Chỉ trong 5 tháng đầu của mùa giải 2021-22, có đến 60.000 bài đăng được cho là lạm dụng, trong đó đến 68% cầu thủ hàng đầu 'bị truy sát' ít nhất một tin nhắn trong khoảng thời gian đó.

Cũng theo báo cáo, cứ 14 cầu thủ thì có một người nhận được tin nhắn lạm dụng mỗi ngày. Một nửa số tin nhắn lăng mạ hướng thẳng vào 12 cầu thủ, trung bình với 15 tin nhắn mỗi ngày.

Siêu sao Ronaldo là cầu thủ nhận 12.520 tweet lăng mạ, trong khi Maguire nhận 8.954 tin nhắn xếp thứ 2, và Marcus Rashford có tổng số cao thứ 3 với 2.557 tin nhắn. Đáng ngạc nhiên hơn, Manchester United cũng là CLB có đến tám cầu thủ góp mặt trong top 10 cầu thủ bị lăng mạ.

Tiền đạo Tottenham Hotspur, đội trưởng đội tuyển Anh - Harry Kane và Jack Grealish của Manchester City, là hai cầu thủ duy nhất không phải của MU lọt vào top 10.

Về tập thể CLB, các cầu thủ của Tottenham có tỉ lệ cao nhất trong tổng số các tweet lạm dụng với 3,7%.

Maguire và Ronaldo là những cầu thủ bị xỉ vả nhiều nhất trên mạng xã hội. Ảnh: GETTY

Maguire và Ronaldo là những cầu thủ bị xỉ vả nhiều nhất trên mạng xã hội. Ảnh: GETTY

Tác giả chính của báo cáo - tiến sĩ Bertie Vidgen, Trưởng bộ phận An toàn Trực tuyến tại Viện Alan Turing, cho biết: 'Những phát hiện đã khám phá ra mức độ mà các cầu thủ bóng đá phải chịu đựng sự lạm dụng đê hèn trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Trong khi việc giải quyết lạm dụng trực tuyến đang rất khó khăn, chúng ta không thể để nó lộng hành. Chúng ta cần phải mạnh tay hơn nữa để ngăn chặn các nội dung tồi tệ nhất để đảm bảo rằng, cầu thủ có thể làm tốt công việc mà không bị lạm dụng'.

Thống kê cũng chỉ ra, không phải tất cả các tin nhắn đều xấu khi có đến 57% tweet thể hiện sự tích cực đối với các VĐV.

Trả lời BBC, phát ngôn viên của Twitter cho biết rất hoan nghênh cuộc nghiên cứu. Twitter cũng đã triển khai hàng loạt tính năng an toàn nhằm ngăn chặn các bài đăng như vậy tiếp cận các cá nhân: 'Chúng tôi cam kết chống lạm dụng như đã nêu trong Chính sách về hành vi gây thù hận của mình. Chúng tôi không dung thứ cho việc lạm dụng hoặc quấy rối mọi cá nhân vì lý do chủng tộc, dân tộc, giới tính, bản dạng giới hoặc khuynh hướng tình dục'.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm