Trong đó, có khoảng 50% người lao động làm việc không theo hợp đồng, không được bảo hiểm trước các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp và chấn thương hay tai nạn.
Gian khổ vẫn dành phần ai
Ngoài yếu tố chính dẫn đến tai nạn lao động như môi trường làm việc kém an toàn, công việc nặng nhọc thì việc tìm kiếm thêm các công việc phụ trợ để bươn chải kinh tế cũng là yếu tố gây nguy hiểm cho người lao động.
Cạnh đó, mức sống thấp, ăn uống thiếu thốn, ít thời gian nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe, lao động nặng nhọc đã khiến người lao động gặp nhiều rủi ro hơn. Cụ thể, lao động giản đơn đang tập trung nhiều nhân lực nhất trong thị trường lao động tại Việt Nam (chiếm 35%); tỉ lệ lao động được đào tạo chuyên môn chỉ chiếm tỉ trọng 13,1%. Trên thực tế, người lao động khó có sự lựa chọn nào khác trước những bấp bênh và rủi ro về sức khỏe.
Bà Nguyễn Thị Lê Hoa, Phó Giám đốc Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, khẳng định: “Mức lương không đủ sống khiến người lao động bị bần cùng hóa, không được hưởng những nhu cầu sống tối thiểu, buộc họ phải làm thêm giờ dẫn đến những tổn hại về sức khỏe và thậm chí rơi vào nợ nần”.
Thu nhập bình quân của người lao động (tính theo trình độ vào quý I-2019)
Các vấn đề sức khỏe liên quan đến công việc cũng dẫn đến hậu quả giảm 4%-6% GDP cho hầu hết các quốc gia. Ở nhiều nước, hơn một nửa lao động làm việc ở trong khu vực phi kết cấu (nông-lâm-ngư nghiệp và lao động tự do) không được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế từ bảo trợ xã hội và thiếu các quy định thực thi pháp luật về sức khỏe nghề nghiệp cũng như các tiêu chuẩn an toàn.
Ở Việt Nam, để góp phần giảm thiểu tình trạng người lao động phải đối mặt với quá nhiều rủi ro, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách bảo hiểm tự nguyện với mức phí thấp và mở rộng quyền lợi hưởng BHYT nhằm giúp cho người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của BHYT là chỉ áp dụng cho các cơ sở y tế công, vốn đang quá tải cả về nhân lực lẫn cơ sở vật chất.
Với mức thu nhập thấp, người lao động khó tiếp cận các gói bảo hiểm sức khỏe tư nhân do chi phí cao, trong khi BHYT lại chưa thể đáp ứng tốt các yêu cầu khám chữa bệnh của người dân. Giải pháp duy nhất họ có là không được đau ốm hay bị thương hoặc cố gắng chịu đựng bệnh tật cho đến khi kiệt sức. Nhưng rõ ràng, mỗi người lao động vẫn luôn tìm kiếm và mong muốn có một điểm tựa đủ vững chắc để yên tâm lao động mà không phải đánh đổi bằng sức khỏe và sự an toàn của bản thân.
Điểm tựa vững chắc cho người lao động
Để đảm bảo quyền được hưởng an sinh xã hội, FE CREDIT đã tìm kiếm và phát triển những sản phẩm bảo hiểm hướng tới người lao động. Đảm bảo quyền lợi toàn diện cho khách hàng nhưng đa dạng về sự lựa chọn chi phí là gói “Bảo hiểm sức khỏe của FE CREDIT” khi phối hợp với Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Minh, là điểm tựa tài chính cho người lao động đang tìm kiếm.
Bảng minh họa chi phí và quyền lợi của gói “Bảo hiểm sức khỏe của FECREDIT”.
Chỉ bằng một nửa so với BHYT tự nguyện, các điều kiện áp dụng rộng mở hơn với cả hệ thống cơ sở khám chữa Đông y lẫn Tây y, gói “Bảo hiểm sức khỏe của FE CREDIT” sẽ chi trả các chi phí khám chữa bệnh, thuốc điều trị, phẫu thuật, thai sản tại tất cả bệnh viện trên toàn quốc. Đặc biệt, người được bảo hiểm còn được hưởng mức trợ cấp (mất giảm thu nhập) kể từ ngày nằm viện thứ ba trở đi. Điều này thực sự là một quyền lợi ý nghĩa đối với người lao động.
“Bảo hiểm sức khỏe của FE CREDIT” không chỉ là điểm tựa tài chính cho người lao động vốn phải làm việc trong môi trường nhiều rủi ro mà còn là giải pháp nhân văn cho những người có thu nhập thấp, chưa được hưởng đầy đủ chế độ an sinh xã hội, giúp họ có cơ hội tiếp cận những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn để được yên tâm vui sống và làm việc.