Thánh Gióng đánh giặc xong, ăn cơm rồi nhảy xuống hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa tìm rừng cây âm u nào đó giấu kín nỗi đau mà chết”. Hình minh họa cho đoạn văn trên vẽ Thánh Gióng ở trần mặc khố, tay cầm hai gốc tre. GS Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên bộ sách này, cho biết đoạn văn trên trích từ tác phẩmSức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích của Nguyễn Đình Thi. Ông còn cho biết Nguyễn Đình Thi viết tác phẩm này khi mới 20 tuổi. Đoạn văn được trích để hỏi học sinh tìm các từ ngữ tương đồng. Thiết nghĩ có biết bao tác phẩm văn học khác không đụng tới đề tài lịch sử tế nhị để trích dẫn.
Trước đó, nhiều phụ huynh cũng “phát hiện” con em mình xem truyện tranh lịch sửTrưng Nữ Vương khởi nghĩa Mê Linhvẽ cảnh quân Tàu ở truồng rượt các nữ binh của Trưng Vương mắc cỡ bỏ chạy. Điều đáng nói là cả hai cuốn sách nói trên đều của NXB Giáo dục. Cuốn truyện tranh vẽ theo truyện kể dân gian, mục đích hạ thấp giá trị quân Tàu - chơi trò láu cá mới thắng được quân Trưng Nữ Vương. Những hình vẽ quân Tàu không mặc quần hết sức phản cảm.
Tác phẩm được trích dẫn nói trên của Nguyễn Đình Thi viết theo truyền thuyết lịch sử nhưng còn được hư cấu thêm theo tưởng tượng của tác giả. Nhiều nhà văn viết về đề tài lịch sử, có người viết trung thành theo chính sử, có người viết theo truyền thuyết nhưng vẫn nghiêm túc. Cũng có người dựa theo một phần lịch sử, lấy chính sử làm cái sườn rồi hư cấu, bịa thêm những chi tiết theo quan điểm hay ý đồ riêng nhưng đó là truyện. Nhà văn có quyền hư cấu thêm nhiều chi tiết đôi khi hoang đường. Nhưng những tác phẩm ấy tuyệt đối không nên đưa vào sách giáo khoa lịch sử, bởi đầu óc còn non nớt của các em học sinh chưa thể nhận thức được những hư cấu có mục đích của tác giả. Còn những truyện lịch sử dù được viết theo quan điểm chính thống nhưng cũng chỉ là ngoại sử - chỉ nên đưa vào sách như những bài đọc thêm mà thôi.
PHẠM CHU SA