+ Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Việc xây dựng sân bay Long Thành theo kế hoạch được phân làm ba giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1 trước đây có vốn 7,8 tỉ USD, sẽ xây dựng hai đường hạ-cất cánh và nhà ga hoàn chỉnh. Khi đó toàn bộ khách quốc tế được đưa về sân bay Long Thành, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ vận chuyển hành khách nội địa.
Sau đó, chúng tôi nhận thấy nếu thực hiện như ban đầu thì sẽ gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn, đặc biệt là vốn ngân sách cũng như vốn phục vụ công tác giải phóng mặt bằng. Do vậy Bộ GTVT kiến nghị phương án phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 thành hai giai đoạn 1A và 1B. Giai đoạn 1A chỉ xây dựng một đường hạ-cất cánh. Cạnh đó, thay vì sẽ khai thác 100% chuyến quốc tế tại sân bay Long Thành như dự kiến thì giờ chỉ khai thác 90%, còn 10% chuyến quốc tế vẫn khai thác ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Trong giai đoạn 1A, nhà ga sẽ được xây dựng để đáp ứng lượng khách từ 90% chuyến bay quốc tế. Sảnh chính vẫn giữ nguyên nhưng chỉ xây dựng các hạng mục đáp ứng được nhu cầu khai thác của giai đoạn 1A. Một số hạng mục được giảm bớt chứ chưa đầu tư hoàn chỉnh. Như vậy, sau khi tính toán, vốn cho giai đoạn 1A giảm còn 5,2 tỉ USD.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng giải trình bổ sung về báo cáo đầu tư dự án Đầu tư xây dựng cảng HKQT Long Thành với UBTV Quốc hội sáng 26-2:
Giá trị khái toán tại thời điểm báo cáo Quốc hội cho cả dự án là 18,7 tỉ USD, trong đó giai đoạn 1 là 7,8 tỉ USD (tương đương khoảng 164.589 tỉ đồng). Sau khi rà soát và tính toán chi tiết hơn trên nguyên tắc áp dụng đơn giá của các dự án có quy mô và yêu cầu kỹ thuật tương tự đã và đang triển khai trên thế giới cũng như trong khu vực, giá trị khái toán rà soát lần này là 15,8 tỉ USD, trong đó giai đoạn 1 là 5,2 tỉ USD (tương đương khoảng 109.970 tỉ đồng). (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT)
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường trả lời Pháp Luật TP.HCM ngày 4-3:
“Bộ GTVT phân kỳ đầu tư ra chứ việc tính toán nguồn vốn đầu tư xây dựng không có gì thay đổi cả. Còn về đất, đây không phải là vấn đề điều chỉnh (giảm từ 5.000 ha xuống còn 2.750 ha - TS ghi chú) mà là tách sân bay dân sự và đất quốc phòng, quy hoạch ban đầu cũng không có gì thay đổi cả”.
Tôi cũng xin nhắc lại, ở đây Bộ GTVT phân kỳ đầu tư ra chứ việc tính toán nguồn vốn đầu tư xây dựng không có gì thay đổi cả. Đến khi chúng ta đủ điều kiện sẽ tiếp tục thực hiện phương án 1B, xây dựng và hoàn thiện đầy đủ các hạng mục ban đầu (như thêm đường hạ-cất cánh thứ hai và hoàn chỉnh các đơn nguyên). Sân bay Long Thành khi đó sẽ có hai đường hạ-cất cánh như Bộ GTVT trình ban đầu.
Tóm lại, tổng số vốn khái toán của sân bay Long Thành vẫn giữ nguyên 18,7 tỉ USD.
. Với việc phân kỳ đầu tư như vậy, sân bay Long Thành có đạt được 100 triệu lượt khách/năm như tiêu chí đặt ra không?
+ Muốn đạt được mục tiêu 100 triệu hành khách/năm thì phải xây dựng đủ ba giai đoạn. Theo tính toán, giai đoạn 1A chỉ đáp ứng được 38 triệu hành khách/năm, giai đoạn 1B đáp ứng được 50 triệu hành khách/năm, giai đoạn 2 là 70 triệu hành khách/năm và giai đoạn 3 là 100 triệu hành khách/năm.
. Cũng theo báo cáo lần hai, Bộ GTVT cho biết nhu cầu sử dụng đất cho dự án được tính toán là 2.750 ha thay vì 5.000 ha như báo cáo trước đây. Điều này có ảnh hưởng tới việc xây dựng các hạng mục của sân bay Long Thành?
+ Đây không phải là vấn đề điều chỉnh, mà tách sân bay dân sự và đất quốc phòng ra. Sân bay Long Thành được xây dựng thành sân bay lưỡng dụng nên đất của quốc phòng tạm thời chúng ta chưa giải phóng. Trước mắt, Bộ GTVT điều chỉnh diện tích giải phóng mặt bằng phần đất để phục vụ khai thác thương mại thôi...
. Như vậy, tình hình các hộ dân nằm trong vùng được thông báo sẽ quy hoạch để xây dựng sân bay Long Thành trước đây không có gì thay đổi?
+ Đúng vậy, diện tích vẫn theo quy hoạch ban đầu không có gì thay đổi cả. UBND tỉnh Đồng Nai làm rất tốt vấn đề này và họ đã công khai cho những hộ dân nằm trong vùng quy hoạch đó biết.
. Xin cám ơn Thứ trưởng.