Chưa rõ phân tầng, xếp hạng
. Phóng viên: Thưa GS, trong kỳ tuyển sinh vào ĐH-CĐ vừa qua nhiều trường không tuyển đủ sinh viên và đứng trước nguy cơ phải đóng cửa. GS nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Bên cạnh đó, chuyện vội vã nâng cấp các trường từ trung cấp lên CĐ rồi ĐH nhanh quá, không đảm bảo chất lượng. Khi nhu cầu vào ĐH đông còn có thể tuyển được, nhu cầu vào ĐH giảm thì người ta sẽ chọn trường có chất lượng hơn. Đây là chuyện khó có thể tránh khỏi.
. Sắp tới Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành cơ cấu, sắp xếp lại các trường bằng việc phân tầng và xếp hạng, GS suy nghĩ gì về chủ trương này?
+ Ở đây, tôi thấy hơi có sự nhầm lẫn về sự phân tầng và xếp hạng các trường. Tôi cho rằng phân tầng là một khái niệm, xếp hạng là một khái niệm khác, nghị định chưa phân biệt được hai khái niệm này. Phân tầng là việc của Nhà nước, phân tầng theo chức năng, theo sứ mạng. Còn xếp hạng theo chất lượng của các trường. Phân tầng rất quan trọng ở chỗ là Nhà nước thấy phải có những trường loại này, loại kia để làm việc gì, cái này rất quan trọng. Còn xếp hạng, Nhà nước không nên trực tiếp làm mà giao cho các tổ chức dân sự làm để đánh giá chất lượng của từng trường, cho người học biết trường nào có chất lượng cao, thấp để theo học. Người tuyển dụng nhân lực cũng biết là trường nào đào tạo chất lượng tốt, trường nào đào tạo chưa tốt để tuyển dụng.
Cần làm tốt việc phân luồng và đầu tư cho hệ thống trường nghề để giảm tình trạng cử nhân ra trường thất nghiệp. Ảnh: HUY HÀ
. Vậy nó sẽ có tác dụng thế nào đối với hệ thống giáo dục?
+ Nếu làm đúng, việc phân tầng, xếp hạng sẽ có tác dụng tốt. Nhà nước phân thành mấy tầng trường ĐH-CĐ: Tầng trên cùng là các trường tốp cao, chuyên nghiên cứu, đào tạo về học thuật. Các trường đào tạo sau ĐH và nghiên cứu là chính nên tuyển sinh viên ĐH không nhiều. Những trường tốp dưới đào tạo chủ yếu các ngành liên quan đến thực hành để phục vụ nguồn nhân lực. Nếu làm đúng phân tầng thì việc tuyển sinh sẽ bớt hỗn loạn.
Cần làm tốt việc phân luồng
. Theo thống kê, số sinh viên ĐH-CĐ ra trường năm 2015 thất nghiệp lên tới hơn 190.000 người. Giáo dục phải cơ cấu lại như thế nào để sinh viên ra trường không còn tình trạng thất nghiệp?
+ Vấn đề này liên quan đến thiết kế hệ thống giáo dục mà từ lâu chúng ta nói rất nhiều. Hệ thống giáo dục phải nói đến việc phân luồng. Nhà nước phải chủ trì việc này để chia các trường theo chức năng đào tạo phù hợp với nhu cầu của kinh tế, xã hội. Quan trọng nhất sau THCS phải phân thành hai luồng, một luồng THPT để lên học các trường ĐH có tính chất học thuật, một luồng là các trường trung học nghề để học nghề. Thông thường, kinh nghiệm các nước, luồng THPT ít hơn luồng trung học nghề, ví dụ THPT cần 30%, luồng trung học nghề cần 70%. Theo kinh nghiệm thế giới, phân luồng từ dưới lên trên, đến bậc ĐH, đến tiến sĩ vẫn có hai luồng, một bên là luồng ứng dụng, thực hành, một bên là nghiên cứu chuyên sâu. Không phải chia thành hai luồng thì thành hai cái ống từ dưới lên trên mà có cái liên thông với nhau, có nhiều lối qua lại giữa hai luồng. Ta làm cái đó chưa tốt, vì hệ thống trường nghề chưa được đầu tư, không đào tạo ngành nghề hấp dẫn để lôi cuốn học sinh vào đó.
Luật giáo dục nghề nghiệp vừa rồi định nghĩa giáo dục nghề nghiệp là một bậc của giáo dục là sai lầm. Giáo dục nghề nghiệp phải là một trong hai luồng từ dưới lên chứ không phải là một bậc, nếu quản lý một cách cô lập nó sẽ không liên thông được với các bậc trên, không hấp dẫn với người học. Nếu thiết kế tốt hai luồng đó, đầu tư tốt cho các trường trung học nghề sẽ lôi kéo học sinh vào học nghề nhiều hơn.
Phát triển nóng do chỉ tiêu GS-TS Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết việc phát triển ĐH quy mô khá nóng ở giai đoạn vừa rồi bắt nguồn từ việc chấp hành Nghị quyết 14 của Chính phủ năm 2005, nêu ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 phải đạt 450 sinh viên/vạn dân. Trong quá trình chỉ đạo, Chính phủ và Bộ GD&ĐT đã phát hiện ra những vấn đề bất cập nên năm 2013, Bộ GD&ĐT đã kiến nghị với Thủ tướng điều chỉnh chỉ tiêu sinh viên trên một vạn dân giảm còn 256 sinh viên vào năm 2020. Theo ông Luận, Bộ GD&ĐT cũng thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng của các nhà trường và tiến hành đóng, không cho phép mở nhiều ngành của nhiều trường ĐH không đảm bảo chất lượng cũng như tổ chức, đào tạo không đáp ứng được yêu cầu, cả ở bậc ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ. Nước ta không phải là thừa thầy, thiếu thợ mà chỉ thừa thầy kém, thiếu thợ giỏi. |