Bàn thắng duy nhất trận do công Jon Il-chong ghi ngay phút đầu của hiệp 2.
Lạ là một trận chung kết trẻ lại là nữ, nhưng đó xứng đáng đưa vào “bách khoa toàn thư” để bóng đá nữ châu Á mổ xẻ cách chơi của hai đội, từ đó có chiến lược phát triển. Trước tiên phải nói về tinh thần thi đấu của cả hai đội. Một quốc gia có tinh thần cao, có cá tính mạnh mẽ thì sẽ tạo nên một lối chơi mạnh mẽ trong thể thao nói chung và bóng đá nói riêng.
Trận chung kết U-17 nữ châu Á rất chất lượng từ chuyên môn, kịch tính, tính đối kháng, kỹ năng chơi bóng của những cô gái trẻ, tư duy đấu pháp, thực thi mảng miếng do HLV trưởng đề ra, sự đột biến, sáng tạo đều có ở hai đội.
Hai đội U-17 nữ châu Á nhưng nó ở đẳng cấp thế giới bởi đơn giản là hai đội trẻ nữ Nhật Bản và Triều Tiên đều góp mặt ở chung kết World Cup U-17 nữ nhiều lần rồi.
Nhật Bản và Triều Tiên là những đội giàu cá tính, một khi thể thao mang tinh thần dân tộc thì nó trở thành sức mạnh khủng khiếp.
Nền bóng đá Triều Tiên và Nhật Bản so kè nhau vài năm trở lại đây từ bóng đá nam đến nữ, từ cấp đội đội tuyển quốc gia đến các tuyến trẻ.
Nếu như cấp độ đội tuyển quốc gia, nữ Triều Tiên thua Nhật trong việc tranh một trong hai chiếc vé đi Olympic Paris, và ASIAD thua Nhật Bản 1-4 ở trận tranh HCV thì đội nam Triều Tiên cũng thua Nhật 0-1 ở lượt đi và lượt về Triều Tiên không tiếp Nhật Bản dẫn đến FIFA xử thua 0-3...
Ở cấp độ trẻ, hồi tháng 3 vừa qua, U-20 nữ Nhật Bản thua Triều Tiên 1-2 ở trận chung kết U-20 châu Á.
Nay đến chung kết U-17 nữ châu Á, Nhật Bản lại ghi thêm nợ khi thua Triều Tiên 0-1 ở chung kết.
U-17 nữ Triều Tiên lên ngôi châu Á bằng cách thể hiện rất ấn tượng qua năm trận đấu (ba trận vòng bảng, bán kết và chung kết) không để thủng lưới bàn nào.
Ở trận tranh hạng 3, bất ngờ Trung Quốc cũng trắng tay trước Hàn Quốc khi thua 1-2.
+ Một số danh hiệu cá nhân qua hình ảnh: