Ngoài đời, tôi là một ông bố vui vẻ và kỷ cương
- Không biết phải hình dung như thế nào về một ông bố Tấn Beo ngoài đời?
- Cũng bình thường như những ông bố khác thôi. Ngoài đời, tôi là một người bố rất vui vẻ và kỷ cương. Trong việc chăm sóc con cái, mỗi bước đi, chuyện ăn học của chúng, tôi đều phải theo dõi, quán xuyến đàng hoàng. Con tôi rất thương bố.
Nghệ sỹ hài Tấn Beo |
- Anh còn nhớ cảm giác lần đầu tiên làm cha chứ?
- Lần đầu tiên làm cha, tôi chỉ biết bảo vệ bào thai, bảo vệ từ bước đi bước đứng của con. Ngày vợ sinh, tôi vào bệnh viện túc trực, chạy đôn chạy đáo cho đến khi con mình ra đời. Hồi đó tôi rất vui, khi thấy mặt con thì lại càng hạnh phúc hơn.
- Giữa làm chồng và làm cha, anh cảm thấy tự tin nhất với vai trò nào?
- Tôi tự tin khi làm cha hơn. Bởi vì tôi giống ba. Lớn lên tôi coi ba mẹ mình là số 1. Tôi là một người con, nói chung hiếu thảo cũng chưa chắc bằng ai nhưng ít nhiều cũng có số. Khi nhỏ tôi đã khổ, lớn lên tôi nuôi ba mẹ mình đến bây giờ thì tôi nghĩ cũng được chữ hiếu chút đỉnh rồi. Ba tôi đã như vậy, tôi tiếp nối con đường của ba để cho tụi nhỏ thấy tôi sống như vậy, nếu tụi nhỏ nghĩ đến tôi thì sau này tụi nhỏ sẽ lo lại cho tôi như tôi đã lo cho ông nội của chúng. Tụi nhỏ học đến nơi đến chốn là điều tôi hạnh phúc và vui lắm rồi.
- Anh đi diễn nhiều như vậy, thời gian nào chăm sóc ba cậu quý tử?
- Việc chăm sóc thì có vợ tôi. Vợ tôi đưa đón chúng đi học, còn tôi quán xuyến tổng quát giờ giấc đi học cũng như cuộc sống hàng ngày của chúng.
- Điều quan trọng nhất mà anh muốn dạy cho các con của mình?
- Quan trọng nhất là tôi cho chúng ăn học đến nơi đến chốn và ra đời không làm ai buồn phiền. Điều đầu tiên tôi muốn là tất cả anh em phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Sau đó, tôi muốn khi chúng ra đời phải như thế nào đó, nói một câu phải lựa lời mà nói, đừng để mang tiếng cho gia đình. Tôi không thích vì con mà mình phải mang tiếng. Điều đó rất quan trọng vì từ nhỏ tới lớn tôi chưa bao giờ làm gì phải mang tiếng cho ba má tôi mà chỉ có đem tiếng thơm về cho ba má. Chính vì vậy, con tôi có làm gì đó không hay thì tôi bị sốc liền. Lúc đó, tôi sẽ rất đau. Hiện tại, tụi nó chưa làm gì hết nhưng sau này nếu nó có làm gì đó, dù là chuyện nhỏ thôi cũng làm tôi đau.
- Trong những cuộc trò chuyện hàng ngày giữa bố con với nhau, anh có một phần nào đó định hướng để các con theo nghề của mình hay không?
- Có chứ. Tôi vẫn thường bảo có đứa nào thích nghề của ba không thì theo. Lúc đó tụi nhỏ cũng chưa có phản ứng gì, không trả lời mà chỉ nằm lặng thinh. Thậm chí mở cải lương mà tụi nó không coi là tôi biết nó đã không thích rồi. Sau này nó thích làm gì thì làm, miễn không phải một nghề tầm bậy tầm bạ gì là được.
- Ngày xưa anh từng trải qua những năm tháng mòn mỏi ngóng trông ba mẹ đi diễn ở xa, bây giờ con anh có lặp lại không?
- Không. Bây giờ tụi nhỏ khác tôi ngày xưa, cuộc sống của tụi nó đầy đủ quá, không có bố thì coi phim, lướt web. Ngày xưa tôi chỉ biết ăn học rồi về ngủ, nhà không có ba mẹ. Tuy vậy, tình cảm giữa tôi và tụi nhỏ thì không bao giờ thiếu, lúc nào cũng tràn đầy. Nhiều khi tụi nhỏ không nói nhưng trong lòng tụi nó vẫn nhớ bố.
- Anh đi diễn suốt như vậy, ở một mức độ nào đó các con anh cũng phải cảm thấy thiếu thốn tình cảm của ba chứ?
- Có thể, một lúc nào đó, chúng giật mình cảm thấy thiếu chứ tôi nghĩ, tôi đi riết như vậy tụi nó cũng quen rồi. Bây giờ tôi đi diễn xa, đi liên tục thì nó biết là tôi đi rồi tôi phải về. Tụi nó đã biết trước như vậy, chứ không phải mấy chục năm ở nhà, giờ ba đi một năm sau mới trở về thì lúc đó nó mới thấy trong năm đó không có ba ở nhà nên buồn. Ở đây, tôi đi một, hai ngày rồi về, tụi nó ngủ 2, 3 ngày lại thấy ba. Như vậy thì cũng không có gì khiến tụi nó bỡ ngỡ hết. Nó buồn, nhớ ba chút xíu thì nó lên mạng chơi là quên được thôi.
20 năm, vợ chồng vẫn chưa hiểu nhau
- Đúng là vào hoàn cảnh như vậy, buộc lòng các con anh phải quen và chấp nhận. Nhưng ở vai trò một người cha, có lúc nào anh cảm thấy mình có điều gì còn khiếm khuyết không?
- Công việc buộc tôi phải làm. Tôi là trụ cột của gia đình, phải đi làm như vậy thôi. Để kiếm tiền nuôi con cái mình, dù nó không thương thì tôi vẫn phải chịu. Bây giờ không lẽ tôi ở nhà ôm tụi nó hoài, rồi ai là người nuôi tôi, nuôi tụi nó. Nó khổ là khổ cho tôi. Tôi cũng muốn gần con, gần vợ. Nhưng ai là người đảm nhận vai trò kiếm tiền để bảo đảm cho con mình ăn học đây. Nhiều khi tôi bóp bụng phải làm. Đi diễn tôi cũng nhớ con nhớ nhà nhưng tôi phải đi. Bởi thế, nhiều chuyện đau khổ chỉ có tôi biết mà thôi.
- Tôi lấy làm ngạc nhiên khi anh bảo mình có nhiều chuyện đau khổ…
- Tôi là người khổ từ nhỏ.
- Sao anh không chia sẻ với ai, như bà xã của mình chẳng hạn?
- Không, tôi giữ kín trong lòng luôn.
- Thường khi có tậm trạng hay nỗi buồn, người ta tìm cách chia sẻ cho nó vơi đi…
- Tôi nghĩ cuộc đời tôi không có ai có thể giúp tôi được.
- Anh nói thế, có sợ vợ mình phật ý không?
- Vợ tôi cũng không hiểu được tôi luôn. Vì cuộc đời tôi sương gió quá rồi.
- Không hiểu mà sống với nhau được 20 chục năm, lại có ba mặt con rồi?
- Có khi vậy.
- Làm cách nào để hai người có thể sống trong một thời gian dài như thế mà vẫn không hiểu nhau?
- Là do tôi. Tôi chấp nhận hết. Tôi chiều hết để cho gia đình yên ấm. Tôi là người hy sinh hơi bị tốt. Tôi đã từng hy sinh cho ba mẹ được, tới đời con tôi, vợ tôi, tôi cũng hy sinh được luôn. Vì vậy, những chuyện gì buồn tôi để trong lòng, khép kín, không muốn cho ai biết để người ta coi thường mình.
- Việc sống với nhau 20 năm mà không hiểu nhau, về phía vợ anh có phản ứng gì không?
- Cũng có phản ứng. Chẳng hạn tôi không có tâm trạng gì hết, tôi nghĩ một phân cảnh của mình cũng vô nghĩa, vợ tôi mà hiểu được thì càng tốt, còn không thì cũng không sao. Bởi vì tôi cũng không làm gì để vợ mình buồn.
- Thường khi đến với nhau, sống nghĩa vợ chồng, người ta sẽ phải hiểu, đồng cảm với nhau trên nhiều phương diện. Trường hợp không hiểu nhau, không thể đồng cảm với nhau nữa thì người ta sẽ tìm cho mình một lối thoát. Nhưng vợ chồng anh vẫn gắn bó với nhau trong khoảng thời gian 20 năm thì quả thật là vĩ đại…
- Đúng vậy. Chính tôi cũng cảm thấy mình vĩ đại. Tôi khẳng định chưa ai giỏi chịu đựng như mình. Tôi nghĩ không có sao hết, kể cả khi tất cả đều bỏ mình thì tôi cũng chấp nhận. Còn khi vẫn ở với tôi thì tôi vẫn chịu đựng nữa.
- Có thể, một lúc nào đó, chúng giật mình cảm thấy thiếu chứ tôi nghĩ, tôi đi riết như vậy tụi nó cũng quen rồi. Bây giờ tôi đi diễn xa, đi liên tục thì nó biết là tôi đi rồi tôi phải về. Tụi nó đã biết trước như vậy, chứ không phải mấy chục năm ở nhà, giờ ba đi một năm sau mới trở về thì lúc đó nó mới thấy trong năm đó không có ba ở nhà nên buồn. Ở đây, tôi đi một, hai ngày rồi về, tụi nó ngủ 2, 3 ngày lại thấy ba. Như vậy thì cũng không có gì khiến tụi nó bỡ ngỡ hết. Nó buồn, nhớ ba chút xíu thì nó lên mạng chơi là quên được thôi.
20 năm, vợ chồng vẫn chưa hiểu nhau
- Đúng là vào hoàn cảnh như vậy, buộc lòng các con anh phải quen và chấp nhận. Nhưng ở vai trò một người cha, có lúc nào anh cảm thấy mình có điều gì còn khiếm khuyết không?
- Công việc buộc tôi phải làm. Tôi là trụ cột của gia đình, phải đi làm như vậy thôi. Để kiếm tiền nuôi con cái mình, dù nó không thương thì tôi vẫn phải chịu. Bây giờ không lẽ tôi ở nhà ôm tụi nó hoài, rồi ai là người nuôi tôi, nuôi tụi nó. Nó khổ là khổ cho tôi. Tôi cũng muốn gần con, gần vợ. Nhưng ai là người đảm nhận vai trò kiếm tiền để bảo đảm cho con mình ăn học đây. Nhiều khi tôi bóp bụng phải làm. Đi diễn tôi cũng nhớ con nhớ nhà nhưng tôi phải đi. Bởi thế, nhiều chuyện đau khổ chỉ có tôi biết mà thôi.
- Tôi lấy làm ngạc nhiên khi anh bảo mình có nhiều chuyện đau khổ…
- Tôi là người khổ từ nhỏ.
- Sao anh không chia sẻ với ai, như bà xã của mình chẳng hạn?
- Không, tôi giữ kín trong lòng luôn.
- Thường khi có tậm trạng hay nỗi buồn, người ta tìm cách chia sẻ cho nó vơi đi…
- Tôi nghĩ cuộc đời tôi không có ai có thể giúp tôi được.
- Anh nói thế, có sợ vợ mình phật ý không?
- Vợ tôi cũng không hiểu được tôi luôn. Vì cuộc đời tôi sương gió quá rồi.
- Không hiểu mà sống với nhau được 20 chục năm, lại có ba mặt con rồi?
- Có khi vậy.
- Làm cách nào để hai người có thể sống trong một thời gian dài như thế mà vẫn không hiểu nhau?
- Là do tôi. Tôi chấp nhận hết. Tôi chiều hết để cho gia đình yên ấm. Tôi là người hy sinh hơi bị tốt. Tôi đã từng hy sinh cho ba mẹ được, tới đời con tôi, vợ tôi, tôi cũng hy sinh được luôn. Vì vậy, những chuyện gì buồn tôi để trong lòng, khép kín, không muốn cho ai biết để người ta coi thường mình.
- Việc sống với nhau 20 năm mà không hiểu nhau, về phía vợ anh có phản ứng gì không?
- Cũng có phản ứng. Chẳng hạn tôi không có tâm trạng gì hết, tôi nghĩ một phân cảnh của mình cũng vô nghĩa, vợ tôi mà hiểu được thì càng tốt, còn không thì cũng không sao. Bởi vì tôi cũng không làm gì để vợ mình buồn.
- Thường khi đến với nhau, sống nghĩa vợ chồng, người ta sẽ phải hiểu, đồng cảm với nhau trên nhiều phương diện. Trường hợp không hiểu nhau, không thể đồng cảm với nhau nữa thì người ta sẽ tìm cho mình một lối thoát. Nhưng vợ chồng anh vẫn gắn bó với nhau trong khoảng thời gian 20 năm thì quả thật là vĩ đại…
- Đúng vậy. Chính tôi cũng cảm thấy mình vĩ đại. Tôi khẳng định chưa ai giỏi chịu đựng như mình. Tôi nghĩ không có sao hết, kể cả khi tất cả đều bỏ mình thì tôi cũng chấp nhận. Còn khi vẫn ở với tôi thì tôi vẫn chịu đựng nữa.
Bà xã và con trai Tấn Beo |
- Thay bằng chịu đựng, vì sao hai người không cùng bàn bạc để tìm đến một hướng giải quyết thích hợp?
- Thực ra thì lâu lâu mới xảy ra thôi.
- Nhưng góp gió thành bão, anh không sợ sao?
- Tôi nghĩ, có gì chịu đựng thêm một chút nữa rồi cũng qua. Cuộc đời tôi là cuộc đời chịu đựng. Từ nhỏ tới lớn tôi đều chịu đựng.
- Anh và vợ anh sống với nhau 20 năm nhưng vẫn chưa hiểu nhau. Nhìn lại, anh có thấy hối hận khi hai người đến với nhau không?
- Tôi nghĩ đây là số phận. Đã là số phận thì đâu thể hối hận được. Bây giờ đã có ba mặt con rồi làm sao hối hận được. Nếu đã hối hận thì ngay từ đâu đừng có sinh đứa nào hết. Nói chung, tôi là người dễ tha thứ, dễ hòa mình, không có trách móc gì hết. Tôi có thể giận mình rồi vài bữa là hết. Hoặc có giận ai thì cũng không để bụng.
- Nguyên nhân của sự chưa hiểu này có phần nào từ việc cuộc hôn nhân này được thiết lập trên mối quan hệ fan và thần tượng của vợ chồng anh?
- Cũng có thể. Vợ tôi không hiểu nhưng công việc của tôi là vậy. Thí dụ vợ tôi bực tức công việc của tôi. Nhiều khi khán giả gọi điện, nhiều khi là giọng nữ hay một tin nhắn phá phách, vậy là giận thôi. Lúc đó, tôi làm thinh chứ đâu có giải thích gì.
- Chị nhà ghen với những cuộc điện thoại như vậy?
- Có thể là như vậy.
- Gắn bó với nhau lâu như vậy mà bà xã vẫn chưa có sự thông cảm với nghề của anh?
- Vẫn chưa có sự thông cảm. Cho nên, tôi luôn chọn cách làm thinh. Lúc nào hiểu được thì hiểu còn không hiểu thì cứ kéo dài mãi đi, tôi cũng không có gì phải buồn phiền hết.
- Anh có sợ mình cứ chịu đựng như vậy rồi một ngày, khi đến cao trào của sự chịu đựng, nó sẽ bùng phát…
- Lúc đó tôi cắn răng chịu đựng. Tới lúc đó rồi, tôi không còn gì để nói nữa hết. Bởi vì vợ tôi không hiểu tôi thì ai hiểu tôi? Vợ tôi chỉ ở nhà nhưng với điều kiện ở nhà như vậy và không được phép đánh giá tôi. Nếu ngược lại tôi ở nhà nhưng vợ tôi có làm được như vậy để quán xuyến gia đình không? Hoàn cảnh nó khác nhau như vậy. Tôi chỉ trông mong vợ lo nhà cửa, chăm sóc con cái để mình yên tâm, hậu phương mình vững chắc tôi mới có đủ tâm huyết và nghị lực để ra ngoài làm việc.
- Như vậy có thể thấy vợ chồng anh phân chia rất rạch ròi vai trò vị trí của từng người. Anh đánh giá hay mong chờ gì từ vai trò của bà xã?
- Tôi muốn vợ mình là một người nội trợ đảm đang, chăm sóc chồng và con. Như vậy tôi mới yên tâm, tận tụy hết sức với nghề nghiệp. Nếu vợ tôi mà buông thả thì tôi cũng buông thả luôn rồi.
- Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này.
Theo Huy Sơn (VTC News)