Thành phố sân bay: bước phát triển của thiết kế đô thị

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Không chỉ đơn thuần là trạm trung chuyển mà giờ đây, một khái niệm mới đã hình thành để định hình rõ hơn vai trò của khu vực này: Aerotropolis – Thành phố sân bay.

Ngày càng nhiều dịch vụ được tích hợp vào sân bay để cuối cùng khái niệm “thành phố sân bay” ra đời. Ảnh: DXG

Từ sân bay đến đô thị sân bay

Vào đầu những năm 1900, những sân bay đầu tiên chỉ đơn thuần có quầy check-in, nhà chứa máy bay, đường băng cất/ hạ cánh. Sau đó, nhiều mảng kinh doanh hướng tới khách hàng dần được tích hợp như nhà hàng, khách sạn, siêu thị miễn thuế, thậm chí là rạp phim… hay dịch vụ phục vụ cho các hãng hàng không như kho bãi, dịch vụ vận chuyển, khu kỹ thuật máy bay… Cứ như thế, quy mô sân bay ngày một lớn và thiết kế khu vực này ngày một phức tạp và đa năng hơn.

Xuyên suốt lịch sử, những đô thị phát triển mạnh mẽ thường nằm xung quanh khu vực cảng biển vào thời trung cổ hay khu dân cư, thành phố dọc theo các tuyến đường sắt vào thế kỷ 19. Ở thời điểm hiện tại, chúng ta có thể thấy những đô thị lớn còn phát triển quanh hạt nhân là những sân bay. Điển hình như quận Flughafen của thành phố Frankfurt Đức, với diện tích hơn 20 km2 với đầy đủ các khu vực chức năng phục vụ cho một trong những sân bay lớn nhất châu Âu – sân bay Frankfurt am Main.

Ngoài ra ta có thể tìm thấy những mô hình tương tự ở sân bay Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), sân bay Phố Đông (Thượng Hải, Trung Quốc)… cũng như các nơi khác trên thế giới. Ngoài vai trò cung cấp dịch vụ và tiện nghi liên quan tới ngành hàng không, những khu vực này còn là nơi an cư của hàng ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn con người sống dựa vào sân bay hạt nhân tại địa phương.

Từ Frankfurt tới Long Thành

Bắt kịp với đà phát triển của thế giới, Việt Nam cũng đã bắt đầu hiện thực hóa giấc mơ về một thành phố sân bay. Kể từ khi dự án sân bay quốc tế Long Thành chính thức khởi công, hình hài một thành phố sân bay đang dần lộ diện. Được thiết kế đạt cấp 4F của ICAO, khi hoàn thành sân bay quốc tế Long Thành sẽ có khả năng phục vụ 100 triệu lượt hành khách cùng 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, đưa địa phương này trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không lớn của quốc tế.

Với mục tiêu trở thành đô thị sân bay kiểu mẫu và thăng hạng lên thành phố vào năm 2025, Long Thành sẽ là thành phố dành cho những lao động chất lượng cao của sân bay và gia đình họ. Họ sẽ là đội ngũ tiếp viên, phi công, hải quan, đến nhân viên mặt đất, tới các công nhân công nghệ cao và kỹ sư của các nhà máy, doanh nghiệp lớn. Thậm chí với khoảng cách không quá xa, sau khi phát triển hoàn chỉnh, Long Thành sẽ trở thành lựa chọn tối ưu của đông đảo người lao động đến từ các đô thị lớn như TP.HCM, Biên Hòa hay Vũng Tàu khi chỉ mất 30 - 40 phút di chuyển thông qua các tuyến cao tốc.

Sau những chuyến bay dài, lựa chọn một nơi an cư gần sân bay sẽ là điều mà nhân lực ngành hàng không ưu tiên -  Cơ trưởng trẻ nhất Việt Nam, anh Nguyễn Quang Đạt từng chia sẻ trong một buổi giao lưu. Ảnh: DXG

Nằm cách sân bay Long Thành chỉ 5 km, khu đô thị thương mại giải trí Gem Sky World tọa lạc ngay tại xã Long Đức, Long Thành đang được nhiều khách hàng và nhà đầu tư quan tâm. Nhờ quy hoạch bài bản tích hợp với hệ thống tiện ích tiêu chuẩn cao như trường học, phòng khám, bệnh viện theo chuẩn quốc tế, các phố mua sắm, trung tâm thương mại, giải trí công viên trung tâm cùng các công viên vệ tinh phân bổ phù hợp trong toàn khu đô thị, Gem Sky World được nhiều khách hàng đánh giá là nơi an cư lý tưởng, đặc biệt là đội ngũ lao động chất lượng cao sẽ đến địa phương làm việc và sinh sống khi cảng hàng không quốc tế Long Thành chính thức được đưa vào khai thác.

Thông tin thêm về dự án Gem Sky World, vui lòng tham khảo tại https://gemskyworld.vn

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm