Thấp thỏm chờ thông tư mới của ngân hàng

Hàng loạt doanh nghiệp đang lo lắng vì thông tư sửa đổi thông tư số 01/2020 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ... cho các đối tượng bị ảnh hưởng dịch COVID-19 vẫn chưa được ban hành. Bởi khi thông tư không được ban hành, các nhà kinh doanh có thể bị liệt vào danh sách nợ quá hạn, điểm tín dụng xấu và không thể tiếp tục vay vốn ngân hàng.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực NHNN cho biết, hiện đơn vị này đang trình Thủ tướng Chính phủ nội dung sửa đổi Thông tư 01 theo hướng tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi nhanh chóng.

“Việc sửa đổi Thông tư 01 sẽ được tính toán một cách hợp lý giữa việc cơ cấu lại các khoản nợ, đối tượng gia hạn nợ, thời điểm, thời gian… Trong đó cũng xác định các khoản trích lập dự phòng để đảm bảo an toàn tín dụng cho các ngân hàng nhưng cũng bảo đảm các khoản trích lập này phù hợp với năng lực tài chính của tổ chức tín dụng”, Phó Thống đốc cho hay.

Ông cũng tiết lộ có thể sẽ có quy định trích lập dự phòng trong một khoảng thời gian nào đó. Ví dụ trích lập trong 3 năm để ngân hàng có thời gian xử lý cho khoản vay đó một cách hợp lý, nhằm tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng. “Đây là quan điểm của NHNH và Bộ Tài Chính khi tiến hành soạn thảo nội dung của dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 01 và thông tư này sẽ sớm ra đời”, ông Tú nói thêm.

Việc sửa đổi Thông tư 01 sẽ được tính toán một cách hợp lý giữa việc cơ cấu lại các khoản nợ...

Theo số liệu mới nhất từ NHNN, tính đến hết năm 2020, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với dư nợ gần 335.000 tỉ đồng. Đồng thời miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 600.000 khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỉ đồng.

Tính đến cuối tháng 10-2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã vượt 2%. Do đó, khi Thông tư 01 hết hiệu lực mà doanh nghiệp vẫn chưa thể phục hồi, chưa có khả năng trả nợ thì có thể nợ xấu của các ngân hàng có nguy cơ tăng mạnh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới