Ngoài ra cũng thành phần từng thắng Thái Lan ở King’s Cup nhưng ông lại không có trong tay một đội hình không sung sức và ở phong độ cao.
Ông buộc phải “hàn” Tiến Linh ở hàng công với mong muốn phá sức hàng thủ Thái Lan nhưng cuối cùng chỉ có Văn Toàn làm được điều đấy. Ông “hàn” cả Tuấn Anh chơi năng về thủ và canh chừng Chanathip trái với sở trường nhưng mũi hàn đấy rất thành công. Ông “hàn” cả Công Phượng vào hàng công dù cầu thủ này chỉ có vài chục phút thi đấu ở Bỉ trở về. Và ông chấp nhận sự nhiệt tình, năng nổ của Phượng thay cho cảm giác bóng mà Phượng đang thiếu. Vào hiệp 2 ông còn “hàn” cả vị trí khuyết của Duy Mạnh sau nhiều lần bị Supachok qua mặt và uy hiếp cầu môn Đặng Văn Lâm.
“Thợ hàn” Park Hang-seo đã vô hiệu hóa cơn say hừng hực của cầu thủ Thái Lan với tham vọng đòi nợ trên sân nhà Thammasat.
Một trận đấu không hay về tình huống nhưng với thế trận của “thợ hàn” Park Hang-seo thì quá thành công. Ông không để cầu thủ mình chơi với thế co cụm mà ngược lại luôn khiến cầu thủ Thái Lan phải lo lắng sợ bị “đâm” bất cứ lúc nào.
Thực tế thì thế trận mà ông Park giăng ra có những khoảnh khắc để học trò mình lên rất cao và tạo bất ngờ nhưng tiếc là những tình huống hiếm hoi lại không thành bàn. Nếu không thì có lẽ lại thêm một sự kiện nóng lại xảy ra trên đất Thái.
Tuy nhiên, nói đến “thợ hàn” Park Hang-seo thì cũng cần nói đến “thợ xây” Akira Nishino. Ông HLV người Nhật đến Thái Lan còn rất mới lạ và chưa thuộc tên cầu thủ của mình nhưng đã tạo nên một lối chơi gắn kết và có cá tính giống với đội tuyển Thái Lan thời hoàng kim. Ông thầy người Nhật đang xây bóng đá Thái từ những xập xệ trong chính căn nhà bóng đá Thái.
Chắc chắn khi có thêm thời gian thì Thái Lan sẽ sớm trở lại sau quãng thời gian dài như rắn mất đầu và thay HLV liên tục.
Bóng đá Đông Nam Á cần lắm những “thợ hàn” và “thợ xây” kiểu Park Hang-seo hay Akira Nishino. Những người mang chất xúc tác để phát triển bóng đá Đông Nam Á theo cái cách bóng đá Hàn Quốc và Nhật từng đi lên và sánh ngang với nhiều cường quốc.