Phòng trà ca nhạc - cơ sở sử dụng nhiều tác phẩm âm nhạc nhưng khó kiểm soát tần suất sử dụng. (Ảnh: minh họa. Nguồn: Internet)
Trong đó có từ 10-15% là của các nhạc sỹ quốc tế; tác giả nhận được tiền thù lao tác quyền cao nhất lên tới 150 triệu đồng.
Tại lễ tổng kết hoạt động của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thuộc Hội Nhạc sỹ Việt Nam, diễn ra ngày 23/1, nhạc sỹ Phó Đức Phương cho biết năm 2009, Trung tâm trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội tác giả và nhạc sỹ; ký hợp đồng song phương với 36 tổ chức quyền tác giả âm nhạc quốc tế của gần 120 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Vì vậy, Trung tâm không chỉ đại diện cho hơn 1.600 tác giả, nhạc sỹ trong nước mà còn là đại diện của hàng triệu tác giả, nhạc sỹ trên thế giới.
Quyền lợi của các nhạc sỹ, tác giả thế giới sẽ được bảo vệ tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam, các Công ước quốc tế và ngược lại; quyền, lợi ích của các tác giả Việt Nam sẽ được bảo vệ tại gần 120 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Trong năm qua, Trung tâm đã dần hoàn chỉnh hệ thống phần mềm phục vụ lưu trữ dữ liệu, nhập thông số về tác giả, tác phẩm của các nhạc sỹ Việt Nam vào hệ thống dữ liệu thế giới. Từ năm nay, tiền thù lao tác phẩm đầu tiên của Việt Nam từ một số tổ chức quyền tác giả âm nhạc thế giới sẽ được chuyển tới các tác giả.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng khẳng định Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản, chính sách về quyền tác giả văn học nghệ thuật nhằm giúp đỡ các văn nghệ sỹ bảo vệ quyền lợi sáng tạo.
Các tác phẩm văn học nghệ thuật là sáng tạo văn hóa, do đó các tổ chức, cá nhân muốn sử dụng phải xin phép tác giả theo đúng quy định của pháp luật. Đây là hành vi ứng xử văn hóa cần thiết trong thời kỳ hội nhập, giao lưu văn hóa ngày nay.
Đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 2 hội văn học nghệ thuật chuyên ngành có trung tâm bảo vệ tác quyền là Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam và Trung tâm bảo vệ quyền tác giả văn học thuộc Hội Nhà văn Việt Nam.
Thời gian tới, các hội khác như Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh, Hội Nghệ sỹ Sân khấu cũng cần thành lập trung tâm để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên./.
Tại lễ tổng kết hoạt động của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thuộc Hội Nhạc sỹ Việt Nam, diễn ra ngày 23/1, nhạc sỹ Phó Đức Phương cho biết năm 2009, Trung tâm trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội tác giả và nhạc sỹ; ký hợp đồng song phương với 36 tổ chức quyền tác giả âm nhạc quốc tế của gần 120 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Vì vậy, Trung tâm không chỉ đại diện cho hơn 1.600 tác giả, nhạc sỹ trong nước mà còn là đại diện của hàng triệu tác giả, nhạc sỹ trên thế giới.
Quyền lợi của các nhạc sỹ, tác giả thế giới sẽ được bảo vệ tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam, các Công ước quốc tế và ngược lại; quyền, lợi ích của các tác giả Việt Nam sẽ được bảo vệ tại gần 120 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Trong năm qua, Trung tâm đã dần hoàn chỉnh hệ thống phần mềm phục vụ lưu trữ dữ liệu, nhập thông số về tác giả, tác phẩm của các nhạc sỹ Việt Nam vào hệ thống dữ liệu thế giới. Từ năm nay, tiền thù lao tác phẩm đầu tiên của Việt Nam từ một số tổ chức quyền tác giả âm nhạc thế giới sẽ được chuyển tới các tác giả.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng khẳng định Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản, chính sách về quyền tác giả văn học nghệ thuật nhằm giúp đỡ các văn nghệ sỹ bảo vệ quyền lợi sáng tạo.
Các tác phẩm văn học nghệ thuật là sáng tạo văn hóa, do đó các tổ chức, cá nhân muốn sử dụng phải xin phép tác giả theo đúng quy định của pháp luật. Đây là hành vi ứng xử văn hóa cần thiết trong thời kỳ hội nhập, giao lưu văn hóa ngày nay.
Đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 2 hội văn học nghệ thuật chuyên ngành có trung tâm bảo vệ tác quyền là Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam và Trung tâm bảo vệ quyền tác giả văn học thuộc Hội Nhà văn Việt Nam.
Thời gian tới, các hội khác như Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh, Hội Nghệ sỹ Sân khấu cũng cần thành lập trung tâm để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên./.
Theo Thanh Giang (Vietnam+)