Thủ tục thực hiện việc bắt giữ tàu bay, xử lý tàu bay bị bỏ

Thủ tục thực hiện việc bắt giữ tàu bay, xử lý tàu bay bị bỏ ảnh 1
Ảnh: vemaybayvietnam

Trong thời hạn 5 giờ, kể từ khi doanh nghiệp cảng hàng không chỉ định vị trí đỗ tàu bay tại sân bay, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trường đại diện Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thông báo bằng văn bản việc tàu bay đã bị bắt giữ cho Tòa án đã ra Quyết định bắt giữ tàu bay và Cục Hàng không Việt Nam.

Khi tàu bay bị bắt giữ, Hãng hàng không đang thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa có trách nhiệm bảo đảm thực hiện việc vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa theo đúng hợp đồng đã giao kết, lo chỗ ăn, ở cho hành khách nếu thời gian tàu bay bị bắt giữ quá 24 giờ.

Bên cạnh đó, phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và các cơ quan liên quan giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh đối với hành khách, thủ tục hải quan đối với hàng hóa (nếu phải xuất nhập cảnh hành khách, hàng hóa).

Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm giám sát, yêu cầu hãng hàng không thực hiện các nghĩa vụ quy định nêu trên; xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của  pháp luật trong trường hợp Hãng hàng không không thực hiện nghĩa vụ theo quy định

Nghị định quy định rõ, 4 trường hợp tàu bay được coi là bị bỏ và thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ trong từng trường hợp. Trong đó, trường hợp sau khi Quyết định bắt giữ tàu bay của Tòa án hết hiệu lực mà không cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đứng ra thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến tàu bay đó thì Tòa án đã ra Quyết định bắt giữ tàu bay có trách nhiệm bán đầu giá tàu bay. Thủ tục bán đấu giá tàu bay và việc thanh toán tiền bán đấu giá tàu bay thực hiện theo quy định của pháp luật. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 24/2/2012.

Hoàng Diên (plo.vn)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều