Đây là một trong hai thủy đài cổ xưa nhất của Sài Gòn và cả ba nước Đông Dương. Trước đây, tại vị trí hồ Con Rùa còn có một tháp nước cổ được xây vào năm 1878 và bị đập bỏ năm 1921.
Thủy đài chiếm diện tích lớn với 3 tầng, cao hơn 20 m và đường kính khoảng 10 m.
Nước sau khi lấy từ các giếng cạn đưa về giếng trung tâm để xử lý, sau đó bơm lên thủy đài phân phối cho người dùng qua hệ thống ống dẫn.
Với hai bồn chứa nước khổng nằm sát nhau được làm bằng thép không gỉ, hình phễu có thể cung cấp 1.000-1.500 m3 mỗi ngày cho người Sài Gòn xưa.
Thủy đài này dừng hoạt động vào khoảng năm 1930-1940, sau đó làm hệ thống cấp nước dự phòng trong trường hợp Sài Gòn thiếu nước.
Cửa ra vào thủy đài. Hiện nay, bên dưới thủy đài được dùng làm nhà kho chứa một số tài liệu của Sawaco.
Hệ thống cửa sổ dùng để lấy gió, ánh sáng từ bên ngoài vào thủy đài khổng lồ.
Toàn bộ kiến trúc thủy đài còn rất vững chắc, chỉ một số mảng tường bị bong tróc nhẹ, lộ lớp gạch.
Hiện tại, thủy đài không còn sử dụng nhưng được công nhận là di tích kiến trúc của TP.HCM.
Một góc quán ăn bên hông thủy đài khổng lồ.