Từ thời xưa, các nhà lãnh đạo đã chọn những món quà đa dạng từ các loài động vật quý hiếm cho đến trang sức xa hoa, tuy nhiên ông Emmanuel Macron đã tặng cho Trung Quốc một tuấn mã màu nâu tên Vesuvius từ đội kỵ binh phủ tổng thống Pháp. Mới đây ông cũng cho Anh mượn tấm thảm Bayeux nổi tiếng ghi lại thắng lợi trong cuộc chinh phục nước Anh của người Norman. Việc lựa chọn những món quà đặc biệt trên đã cho thấy ông Macron là bậc thầy trong cử chỉ ngoại giao.
Chú tuấn mã màu nâu tên Vesuvius từ đội kỵ binh phủ tổng thống Pháp mà ông Macron đã tặng cho Trung Quốc. Ảnh: THE GUARDIAN
Hầu hết những món quà ngoại giao ngày nay đều mang tính vật chất thay vì là những món quà có ý nghĩa. Vua Salman của Saudi Arabia từng tặng cho cựu tổng thống Mỹ Barack Obama một công cụ mở thư bằng bạc trị giá hơn 55.000 USD. Tổng thống Argentina cũng tặng cho gia đình tổng thống Obama một chiếc xe đạp điện màu đen trị giá 1.500 USD và hai chiếc áo đấu có chữ ký của siêu sao Lionel Messi trị giá 1.700 USD.
Một số món quà ngoại giao khác có giá trị thấp hơn. Năm 2009, cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tặng món quà cho người đồng cấp Nga là một nút bấm để bày tỏ thiện ý cải thiện quan hệ hai nước. Trên nút bấm có in chữ tiếng Anh “reset” (làm lại từ đầu) tuy nhiên khi được dịch sang tiếng Nga thì nó lại được dịch thành “từ “peregruzka” có nghĩa là “quá tải”.
Một số món quà khác còn tệ hơn: cựu Thủ tướng Anh từng nhận được một hộp đĩa DVD do các phụ tá của ông Obama mua vội tại một cửa hàng.
Trong khi đó, ông Macron thường cẩn thận lựa chọn những món quà mang tính biểu tượng. Năm ngoái, ông Macron đã mời tổng thống Donal Trump đến xem một cuộc diễu hành quân sự nhằm cho thấy sức mạnh quân sự của Pháp, sự đóng góp của châu Âu vào NATO. Ông Macron cũng đã chọn bài diễn văn nói về việc tái thiết chủ quyền châu Âu trước thành cổ Acropolis, Hy Lạp –cái nôi của nền dân chủ.
Tuần trước, tổng thống Pháp đã hứa sẽ ký “Hiệp ước Quirinal” hữu nghị với Ý. Ông cũng muốn những chiếc ghế trống tại nghị viện Châu Âu do Anh rời khỏi nên được bầu dựa trên cơ sở xuyên châu Âu. Chủ nghĩa dân tộc đã được thay thế bởi chủ nghĩa liên bang.
"Chính trị hiện đại phải phải tìm lại được tính biểu tượng. Chúng ta phải phát triển một loại chủ nghĩa anh hùng chính trị. Chúng ta cần có trách nhiệm với việc tạo ra những câu chuyện vĩ đại”, ông Macron nói với tờ báo Der Spiegel của Đức vào tháng 10.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở Ý vào tuần trước. Ảnh: THE GUARDIAN
Trong bối cảnh Đức đang bận tâm bởi các cuộc đối thoại liên minh, Mỹ trên bờ vực đóng cửa, bà Theresa May thất bại trong thỏa thuận về Brexit thì cơ hội cho Pháp trở thành lãnh đạo của châu Âu là rất lớn.
Ông Macron cũng thường có những chuyến công du nước ngoài. Kể từ khi làm tổng thống, ông Macron đã tới thăm Phi Châu 5 lần, giúp thành lập lực lượng đặc nhiệm G5 Sahel. Tháng tới ông cũng sẽ có chuyến thăm tới Senegal. Trước đó, chưa từng có thủ tướng Anh nào tới thăm châu Phi kể từ năm 2013.
Tại Saudi Arabia, ông Macron đã mời Thủ tướng Lebanon Saad Hariri tới thăm Pháp trong vài ngày. Ông cũng ủng hộ thỏa thuận hạt nhân ở Iran.
Các bộ trưởng ngoại giao cũng tiết lộ rằng trong các bức điện tín của các đại sứ quán trên khắp thế giới từ tháng 8, từ “France” (nước Pháp) đã xuất hiện thường xuyên hơn. Bản thân ông Macron cũng cho rằng Pháp có nghĩa vụ đối thoại với tất cả các nước.
Trong hai bài phát biểu về chính sách đối ngoại của Pháp, ông đã đặt ra quyết tâm nhằm đưa Pháp vượt ra khỏi cuộc tranh luận giữa Chủ nghĩa Gaulle (Gaullism) và chủ nghĩa Đại Tây Dương (Atlanticist). Pháp sẽ tập trung chủ yếu vào các vấn đề an ninh, nhập cư, sự hợp tác giữa các quốc gia và ủng hộ một châu Âu thống nhất.
Cuối cùng, số phận của sứ mệnh châu Âu của ông vẫn nằm trong tay Đức. Liệu Thủ tướng Đức Angela Merkel có đồng ý đề xuất của ông Macron nhằm thiết lập một vị trí Bộ trưởng Tài chính và xây dựng một ngân sách cho khu vực Eurozone hay không.
Cá nhân ông Macron, ít nhất là trước cuộc bầu cử đã phản đối quyết định Brexit. Ông sẽ tìm kiếm mọi lợi ích quốc gia có thể về các dịch vụ tài chính. Tuy nhiên các phụ tá của ông khẳng định rằng dù cuộc đối thoại có kết thúc như thế nào đi nữa, ông vẫn muốn Anh – một trong những cường quốc quân sự lớn nhất thế giới sẽ vẫn tham gia vào các chính sách đối ngoại và an ninh châu Âu.
Cuối cùng, sau tất cả tấm thảm Bayeulà một lời cảnh báo tinh tế cho Pháp và Anh hậu quả của việc tách rời châu Âu.