Tuy nhiên, sau khi tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ban hành lệnh ngừng bắn trong một tuần mà gần như không được “đoái hoài”. Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc hội đàm với tổng thống Putin và nêu quan điểm rõ ràng: Nga phải ủng hộ kế hoạch hòa bình của ông Poroshenko và xóa ngay hoạt động cung cấp vũ khí, hậu cần qua biên giới cho các lực lượng ly khai. Đồng thời, nếu Nga không có hành động cụ thể tương tự như phía Kiev thì Mỹ sẽ sẵn sàng trừng phạt mạnh tay.
Tổng thống Putin sẽ phải đau đầu tìm ra giải pháp phù hợp cho vấn đề ở Ukraine mà vẫn đảm bảo an toàn trước sức ép từ Mỹ và EU
Song song với đó, cộng đồng EU quyết định cấm nhập khẩu gần như toàn bộ sản phẩm từ bán đảo Crimea, lãnh thổ vừa sát nhập vào Nga hồi tháng 4. Ngoại trưởng các nước EU cũng úp mở về việc cử phát đoàn đến Ukraine để hỗ trợ nước này củng cố sức mạnh lực lượng quân đội, cảnh sát và tư pháp.
Ngoại trưởng Anh William Hague tuyên bố trong cuộc họp 18 nước thành viên vào cuối tuần này, EU có thể thông qua nhiều biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga nếu ông Putin tiếp tục phớt lờ sự kêu gọi phải có vai trò cụ thể hơn trong việc kêu gọi ngừng bắn, tuyệt đối không cung cấp vũ khí, hỗ trợ quân sự, gây sức ép bằng cách dồn quân ở khu vực biên giới Ukraine…
Về phần mình, ông Putin cũng tỏ thái độ ủng hộ lệnh ngừng bắn, kêu gọi đàm phán và đặt ra yêu cầu viện trợ khẩn cấp cho người dân phải sơ tán, sống trong hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, nếu lực lượng ly khai tiếp tục gây hấn, không đáp lại kêu gọi ngừng bắn của chính phủ Ukraine và tiếng súng vẫn tiếp tục nổ trên miềng Đông Ukraine như những ngày qua, tin chắc Mỹ va EU sẽ không chỉ dừng lại ở lời kêu gọi hay dọa dẫm. Một mình trong vòng vây áp lực tứ phía, tổng thống Putin sẽ không thể tiếp tục nói lời “ủng hộ” mà không cho thấy một biến chuyển cụ thể nào.
An Khương