Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn TP.HCM nhiều bến thủy nội địa không phép vẫn hoạt động công khai, đặc biệt địa bàn TP Thủ Đức.
Điển hình như bến thủy nội địa không phép cách cầu Tăng Long (phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức) khoảng 100 m về phía hạ lưu. Bến này bơm hút cát từ sà lan vào bãi chứa. Được biết, bến thủy nội địa này chuyên vận chuyển cát, xi măng, đá xây dựng…
Cách cầu Tăng Long 300 m, một bến thủy nội địa hoạt động không phép bơm hút cát từ sà lan vào bãi chứa ở TP Thủ Đức.
Bến này chuyên vận chuyển cát, xi măng và đá xây dựng...
Tại bến thủy nội địa gần Bà Cua (phường Phú Hữu, TP Thủ Đức), theo quan sát của PV có một chiếc xà lan chở cát cũng đang neo đậu. Trên bến là những đống cát, đá xây dựng hàng trăm mét khối…
Di chuyển đến gần cầu Ông Nhiêu, một bến thủy nội địa không phép khoảng 300 m về phía thượng lưu. Dưới lòng kênh, một chiếc sà lan hạng lớn đang neo đậu, trên bờ có một số xà lan, thuyền nhỏ đang được sửa chữa.
Theo Sở GTVT, hiện nay tình trạng bến thủy hoạt động không phép còn diễn ra ở nhiều nơi, trong đó chiếm khá nhiều ở các quận, huyện ngoại thành.
Trước đó, Sở GTVT đã có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan, các địa phương xử lý triệt để tình trạng các bến thủy nội địa không phép hoạt động trên địa bàn TP.HCM, tuy nhiên hiện nay các bến này vẫn ngang nhiên hoạt động.
Một chiếc sà lan hạng lớn đang neo đậu gần cầu ông Nhiêu.
Theo thống kê, hiện TP có 52 bến thủy nội địa hoạt động không phép. Thanh tra Sở GTVT TP.HCM cho biết, trong tổng số 52 bến thủy nội địa không phép, có ba bến thủy nội địa không phép đang hoạt động trên các tuyến sông, kênh, rạch là Bến Long Phú, bến Ngọc Thành trên sông Đồng Nai (phường Long Bình, TP.Thủ Đức).
49 bến thủy nội địa còn lại hoạt động trên các tuyến sông, kênh rạch chủ yếu là vận chuyển vật liệu xây dựng, neo đậu sửa chữa đóng phương tiện.
Cụ thể, tại quận 8 (4 bến), huyện Bình Chánh (12 bến) TP.Thủ Đức (15 bến), quận 12 (1 bến) huyện Hóc Môn (5 bến), huyện Nhà Bè (4 bến), huyện Cần Giờ (5 bến)….