TP.HCM: Khắc phục tình trạng đùn đẩy, trả lời trễ hạn

(PLO)- Thực hiện quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương, TP.HCM sẽ tổng hợp, công bố rộng rãi danh sách các cơ quan trả lời trễ hạn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 30-10, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã chủ trì phiên họp kinh tế - xã hội tháng 10, 10 tháng đầu năm 2023, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cuối năm 2023. Tại phiên họp, nhiều lãnh đạo sở, ngành đã góp ý về quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, quận, huyện theo Quyết định 2536/2022 của UBND TP.

P3_baichinh-anh_ttbc.jpg
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu kết luận. Ảnh: TTBC

Còn đùn đẩy trách nhiệm

Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân cho biết: Một số trường hợp phối hợp chậm trễ do văn bản đề nghị có ý kiến với thời gian quá ngắn nhưng thực tế nội dung cần nhiều thời gian nghiên cứu hay công văn đề nghị góp ý được gửi dàn trải đến tất cả cơ quan, đơn vị, trong đó có cả những cơ quan, đơn vị không liên quan…

Ông Huỳnh Thanh Nhân đề xuất thời gian tới, các cơ quan, đơn vị chủ trì cân nhắc thời hạn thực hiện để các cơ quan, đơn vị đủ thời gian nghiên cứu.

Trong đó, những nội dung khẩn theo chỉ đạo của cấp trên thì phải đảm bảo thời gian theo chỉ đạo. Những nội dung, quy trình thủ tục hành chính có quy định thời gian thì phải đảm bảo thời gian theo quy định.

“Nếu cố tình (chậm giải ngân vốn đầu tư công), có lý do chủ quan sẽ tiến hành xử lý kỷ luật, không phê bình nữa...”

Còn những nội dung khác, cơ quan chủ trì phải dự trù thời gian tối thiểu trên ba ngày để cơ quan phối hợp nghiên cứu, rà soát, phúc đáp theo yêu cầu. Cơ quan phối hợp trong vòng bảy ngày phải có văn bản phúc đáp cho cơ quan chủ trì.

Còn những nội dung khác, cơ quan chủ trì phải dự trù thời gian tối thiểu trên ba ngày để cơ quan phối hợp nghiên cứu, rà soát, phúc đáp theo yêu cầu. Cơ quan phối hợp trong vòng bảy ngày phải có văn bản phúc đáp cho cơ quan chủ trì.

Còn những nội dung khác, cơ quan chủ trì phải dự trù thời gian tối thiểu trên ba ngày để cơ quan phối hợp nghiên cứu, rà soát, phúc đáp theo yêu cầu. Cơ quan phối hợp trong vòng bảy ngày phải có văn bản phúc đáp cho cơ quan chủ trì.

Nếu quá thời hạn, cơ quan chủ trì tổng hợp báo cáo những cơ quan phối hợp không thực hiện hoặc không có văn bản phản hồi, gửi Chủ tịch UBND TP (thông qua Sở Nội vụ) để xem xét, đánh giá chất lượng hoàn thành nhiệm vụ quý, năm.

Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Huỳnh Văn Hạnh nhìn nhận việc áp dụng quy trình điện tử sẽ tạo sự minh bạch trong giải quyết công việc, ai chưa đảm bảo thì nhắc nhở ngay. Trong chuyển tiếp công văn, ông Hạnh cho rằng khi vừa phát hành mà dùng công nghệ thông tin chuyển tiếp ngay thì sẽ nhanh hơn, chứ đợi công văn giấy đã mất ba ngày.

Cuối năm 2023, quy hoạch TP Thủ Đức sẽ trình lên Thủ tướng

Theo ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức, hiện TP Thủ Đức đang cùng Sở QH-KT tham mưu UBND TP hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch chung TP Thủ Đức. Sau khi hồ sơ hoàn chỉnh sẽ trình lên Bộ Xây dựng để bộ này thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm nay. Đây cũng là cơ sở về pháp lý quy hoạch để thực hiện các thủ tục đầu tư.

Chia sẻ về kinh nghiệm phối hợp, ông Hạnh đề nghị cơ quan chủ trì gửi văn bản cho cơ quan phối hợp thì ít nhất cần phải nói ra “mình muốn gì, chọn phương án nào giúp anh em góp ý dễ”.

“Chứ việc của mình mà mình cứ chung chung, đề nghị UBND TP tổ chức họp mà không nói chính kiến của mình thì lãnh đạo khó quyết, mà chúng tôi cũng không biết góp ý gì” - ông Hạnh nói.

Văn bản, vấn đề trình lên phải có ý kiến

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi nhìn nhận việc phối hợp có cải thiện nhưng chưa nhiều, chưa lớn, còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, không rõ quan điểm, chính kiến.

“Sở, ngành, quận, huyện chúng ta là người chủ trì, người trình nhưng không làm rõ được ý kiến thì ai làm rõ cho chúng ta” - ông Mãi nói và đề nghị việc hỏi, việc trả lời câu hỏi phải rõ ràng, đảm bảo tiến độ. Trong quá trình thực hiện phối hợp, người chủ trì phải rất rõ việc, muốn ai tham gia ý kiến thế nào, khi nào xong phải theo dõi tiến độ, vướng mắc và báo cáo UBND TP. Còn các cơ quan phối hợp phải trả lời rõ ý kiến khi được hỏi, đảm bảo thời gian.

Theo ông Phan Văn Mãi, UBND TP sẽ rà soát, không phải việc gì cũng lấy ý kiến tất cả cơ quan nhưng việc nào thuộc thẩm quyền của UBND TP thì thành viên của UBND TP phải có ý kiến.

“Chúng ta cùng tham gia vào việc quyết định tập thể thì phải có ý kiến, có trách nhiệm. Chúng ta biết tới đâu thì góp ý tới đó, chúng ta hãy nghiên cứu chứ không thể nói không biết lĩnh vực này nên không có ý kiến” - ông Mãi khẳng định và đề nghị hằng tháng có tổng hợp, công bố rộng rãi các cơ quan trễ hạn.•

Thi đua 60 ngày đêm giải ngân vốn đầu tư công

Trong phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh việc giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ cần tập trung trong hai tháng cuối năm.

Ông Mãi cho rằng phải kiên trì thực hiện mục tiêu giải ngân đạt 95%. Theo ông Mãi, qua thống kê có 479 dự án giải ngân trên 95%, trong đó có 320 dự án đã giải ngân 100% nhưng tổng vốn không lớn, chủ yếu ở giai đoạn hoàn thành, quyết toán…

“Một số dự án có khó khăn, lý do khách quan nhưng vẫn phải quyết tâm không để dưới 80%” - ông Mãi nhấn mạnh và đề nghị các chủ đầu tư tổ chức phân công, rà soát để thi đua 60 ngày đêm thực hiện giải ngân vốn đầu tư công...

Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết đến giờ này còn 19 đơn vị chưa gửi cam kết tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Ông đề nghị Văn phòng UBND TP phối hợp với Sở KH&ĐT lập danh sách, làm rõ nguyên nhân, xem xét, đề xuất hình thức xử lý và sẽ không còn phê bình nữa.

Dẫn lời Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch Phan Văn Mãi nhấn mạnh: “Nếu cố tình, có lý do chủ quan sẽ tiến hành xử lý kỷ luật, không phê bình nữa”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm