Trạm thu phí mới phải giữ khoảng cách tối thiểu

Vì vậy, kiến nghị UBND TP có ý kiến đề nghị Bộ GTVT, Bộ Tài chính xem xét, ủng hộ TP đặt trạm thu phí hoàn vốn đầu tư quốc lộ 22 qua địa bàn nhằm giảm áp lực lên ngân sách TP trong việc phát triển hạ tầng”. Sở GTVT vừa có ý kiến theo đề nghị của Bộ GTVT trong việc rà soát các dự án BOT đã hoàn thành, đang triển khai và dự kiến triển khai.

Theo Sở GTVT, trên địa bàn TP.HCM hiện có bốn khu vực trạm thu phí hoàn vốn cho các dự án cầu, đường. Cụ thể, trạm thu phí xa lộ Hà Nội (thu phí hoàn vốn cho dự án cầu Rạch Chiếc, dự án mở rộng xa lộ Hà Nội) với thời gian thu phí đến năm 2045. Trạm thu phí cầu Bình Triệu (đang thu phí hoàn vốn đầu tư cầu Bình Triệu 2, sửa cầu Bình Triệu 1) và sau đó sẽ thu phí thực hiện giai đoạn 2 của dự án với thời gian dự kiến đến năm 2032. Trạm thu phí An Sương - An Lạc dự kiến kết thúc vào năm 2033 và trạm thu phí cầu Phú Mỹ hiện đang được tính toán, xác định lại thời gian cụ thể. Ở TP.HCM còn có hai trạm thu phí phục vụ việc bảo trì là trạm thu phí Nguyễn Văn Linh (dự kiến kết thúc vào năm 2027) và trạm thu phí đường hầm sông Sài Gòn (chưa hoạt động).

Ngoài ra, ở các cửa ngõ ra vào của TP.HCM đang có nhiều trạm thu phí, rất gần các trạm thu phí ở TP. Như trên quốc lộ 13 có hai trạm thu phí cách nhau khoảng 20 km, trong đó có một trạm cách ranh TP.HCM khoảng 3 km. Trên trục quốc lộ 1 có trạm thu phí BOT cầu Đồng Nai, cách trạm thu phí xa lộ Hà Nội gần 14 km…

Trước đó, Bộ GTVT đề nghị các địa phương rà soát các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức BOT. Một trong các yêu cầu là rà soát khoảng cách giữa hai trạm thu phí trước, sau trên cùng một tuyến đường; khoảng cách giữa các trạm lân cận không cùng một tuyến đường… “Đối với các dự án BOT dự kiến triển khai thì việc bố trí các trạm thu phí mới cần đảm bảo khoảng cách giữa các trạm theo quy định” - Bộ GTVT nhấn mạnh.

GIA NGHĨA

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm