Tranh luận về quy định cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho nước ngoài

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 29-3, Hội nghị đại biểu  Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách dành thời gian thảo luận về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Một trong những vấn đề còn ý kiến khác nhau liên quan đến quy định về cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh. Ảnh: DOÃN TẤN

Đề xuất hai phương án về cung cấp dịch vụ sản xuất phim

Báo cáo một số vấn đề về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay qua thảo luận, có ý kiến đề nghị không yêu cầu các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp kịch bản phim hoặc chỉ cung cấp kịch bản phim khi sử dụng bối cảnh quay phim tại Việt Nam hoặc sử dụng diễn viên Việt Nam.

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã tiếp thu ý kiến đại biểu QH và chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định hồ sơ xin cấp phép chỉ yêu cầu kịch bản tóm tắt phim và kịch bản chi tiết nội dung quay tại Việt Nam thay vì kịch bản phim đầy đủ như dự thảo Luật trình QH tại kỳ họp thứ 2. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo đề nghị giữ như quy định yêu cầu thẩm định kịch bản đầy đủ vì lý do quản lý toàn bộ nội dung phim.

Do vậy, lần này, Thường trực Ủy ban trình xin ý kiến đại biểu QH về cả hai phương án.

Phương án 1: Quy định yêu cầu kịch bản tóm tắt phim và kịch bản chi tiết nội dung quay tại Việt Nam.

Phương án 2: Quy định yêu cầu kịch bản đầy đủ.

Phát biểu sau đó, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH Hải Dương) cho rằng Điều 41 dự thảo Luật quy định về chế độ ưu đãi đối với các tổ chức nước ngoài khi sản xuất phim tại Việt Nam, thế nhưng nếu ngay khâu đầu tiên tiếp cận dịch vụ sản xuất phim, các tổ chức cá nhân làm phim nước ngoài đã vấp ngay rào cản, phải cung cấp kịch bản phim đầy đủ sẽ dẫn đến việc họ không còn mặn mà.

ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương). Ảnh: quochoi.vn

“Kịch bản phim đầy đủ sẽ liên quan đến bản quyền, ý tưởng sáng tạo nghệ thuật. Trong sản xuất tác phẩm nghệ thuật nhiều khi phải giữ bí mật, tránh bị copy. Một bộ phim được coi là tác phẩm hoàn chỉnh chỉ khi bộ phim đó ra mắt khán giả. Sẽ ra sao nếu như phim chưa ra mắt khán giả mà ý tưởng kịch bản đã bị đánh cắp hay bị sao chép?

Hơn nữa, làm phim là quá trình sáng tạo nghệ thuật, kịch bản chi tiết có sẵn chỉ là khung ban đầu, trong quá trình làm phim, đạo diễn có thể thay đổi, thêm bớt (kịch bản) nên việc thẩm định kịch bản chi tiết không có nhiều ý nghĩa”- bà Nga nói và cho hay bà ủng hộ phương án 1.

Với các dịch vụ sản xuất phim, theo tôi chỉ cần cung cấp kịch bản tóm tắt và kịch bản chi tiết nội dung quay tại Việt Nam là đủ. ĐB Nga cũng không nhất trí với lý do cơ quan soạn thảo đưa ra là cần “quản lý toàn bộ nội dung phim”.

“Chúng ta đang nói về cung cấp dịch vụ phim cho tổ chức cá nhân nước ngoài thì sao lại có chuyện quản lý toàn bộ nội dung phim ở đây?”- bà Nga đặt vấn đề.

Theo ĐBQH Hải Dương, với vai trò cung cấp dịch vụ, chúng ta chỉ xem xét tổng thế phim đó, cảnh quay đó tại Việt Nam có phù hợp không để đồng ý hoặc không đồng ý cung cấp dịch vụ.

ĐB Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cũng cho rằng “các quy định quá chặt chẽ”. ĐB này cho rằng quan trọng nhất, nếu người làm phim, tác phẩm đó không vi phạm vào điều 9 (những điều cấm) của luật này thì hoàn toàn đồng ý cảnh quay đó ở Việt Nam, còn không nhất thiết phải quy định những vấn đề khác.

Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao, Du lịch Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: quochoi.vn

Tham khảo, nghiên cứu nền điện ảnh của Trung Quốc, Thái Lan

Giải trình thêm, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du dịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định đã “cố gắng hết sức”. Tuy nhiên, đây là bộ luật khó, năng lực của cơ quan soạn thảo chắc cũng có hạn nên chưa thể đáp ứng hết các ý kiến của đại biểu. “Tinh thần là chúng tôi cố gắng tiếp thu tối đa”- ông Hùng nói.

Riêng về vấn cung cấp dịch vụ sản xuất phim, ông Hùng khẳng định quan điểm của cơ quan soạn thảo là “mong muốn có được kịch bản toàn diện, hoàn chỉnh”. Ông cho biết cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu nền điện ảnh của Trung Quốc, Thái Lan, họ điều quy định theo hướng này.

“Tất nhiên chúng ta không rập khuôn”- ông Hùng nói thêm.

Nêu băn khoăn từ phía cơ quan soạn thảo, ông Hùng dẫn chứng bộ phim Đồng Cảm do Mỹ sản xuất. Đoạn phim quay ở Việt Nam là hình ảnh của một người tham gia cuộc chiến thời điểm đó, kịch bản quay ở Việt Nam đều đúng, không sai.

Tuy nhiên khi người Việt đó sang Mỹ thì bối cảnh quay ở Mỹ, công nghệ khác và họ bảo cuộc chiến tranh ở Việt Nam là phi nghĩa. Vì vậy, chúng ta không cho phép phát hành bộ phim này ở Việt Nam nhưng được lưu hành ở các quốc gia khác.

“Nếu bây giờ chúng ta không nắm được kịch bản mà chấp nhận phân khúc ở Việt Nam, sau này ảnh hưởng đến an ninh chính trị, quốc phòng an ninh thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Đây là một thực tế”- ông Hùng nhấn mạnh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm