Tạp chí The National Interest đã cho đăng tải bài viết của tác giả Harry J. Kazianis, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chính sách Trung Quốc về những chiến thuật và chiến lược mà Bắc Kinh đang vận dụng để bảo vệ tuyên bố đơn phương rằng quốc gia này có chủ quyền với 90% diện tích Biển Đông.
Theo tác giả Kazianis, trên thực tế, Trung Quốc không chỉ thi hành chính sách "ngoại giao cây gậy nhỏ" mà còn thêm "ngoại giao cần câu cá". Chủ quyền của một quốc gia được thể hiện rõ nhất qua các hoạt động sống hàng ngày trong phần lãnh thổ của mình mà đơn cử như việc đánh bắt cá. Tuy nhiên, ông Kazianis nhận định chiến lược của Trung Quốc đang khơi mào cho một cuộc đối đầu với các nước láng giềng trên Biển Đông trong tương lai gần.
|
Các tàu cá neo đậu tại cảngSanya, phía nam tỉnh Hải Nam, Trung Quốc hồi tháng Năm. |
Tấm bản đồ "đường chín đoạn", hành động lai dắt hạ và đặt trái phép các giàn khoan dầu cũng như xây dựng một đội quân mang đẳng cấp quốc tế với khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) đã lộ rõ âm mưu muốn nuốt trọn Biển Đông và ngăn chặn những đối thủ mạnh hơn trong khu vực của Trung Quốc.
Bản báo cáo gần đây của Reuters đã cho thấy nỗ lực ngày một lớn của Trung Quốc trong chiến lược thay đổi hiện trạng trên Biển Đông.
Bài báo viết:
"Tại khu vực phía nam đảo Hải Nam của Trung Quốc, một thuyền trưởng tàu cá đã cho phóng viên Reuters thăm quan chiếc tàu cá cũ của mình. Tuy nhiên, trên chiếc tàu này lại có một bộ thiết bị công nghệ cao - hệ thống định vị vệ tinh, có thể liên lạc trực tiếp với lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc. Hệ thống này sẽ hoạt động mỗi khi tàu cá gặp thời tiết xấu hoặc phát hiện tàu tuần tra của Philippines hay Việt Nam xuất hiện trên vùng biển tranh chấp tại Biển Đông.
Hồi cuối năm ngoái, truyền thông Trung Quốc đưa tin hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu do Bắc Kinh tự sản xuất đã được cài đặt trên hơn 50.000 tàu cá. Trên đảo Hải Nam, cửa ngõ của Trung Quốc tiến ra Biển Đông, các thuyền trưởng chỉ phải trả khoản tiền không quá 10% chi phí thiết bị và phần còn lại được chính phủ hỗ trợ thanh toán".
Theo đó, chính quyền Trung Quốc đang tích cực hỗ trợ ngư dân nước mình đánh bắt trong vùng biển tranh chấp. Nhờ được trang bị thiết bị vệ tinh, trong trường hợp gặp rắc rối, các tàu cá có thể nối máy tới đường dây nóng trực tiếp với Bắc Kinh.
Báo cáo của Quartz tiết lộ Trung Quốc có 695.555 tàu cá. Mặc dù, tất cả các tàu này không đưa ra Biển Đông song chắc chắn trong tương lai gần, chúng sẽ được điều động tăng cường.
Reuters chia sẻ thêm:
"Rõ ràng, Trung Quốc đang tăng khoản hỗ trợ tài chính cho ngư dân để tiến sâu hơn vào các vùng biển Đông Nam Á nhằm tìm kiếm ngư những trường mới gần lãnh thổ.
Trả lời hãng tin Reuters tại cảng Tanmen, thuyền trưởng và một số ngư dân cho biết chính quyền Hải Nam khuyến khích ngư dân đưa tàu thuyền tới các vùng đang tranh chấp và đồng ý trợ giá nhiên liệu để họ thực hiện chuyến đi. Theo đó, các tàu cá của Trung Quốc được chuyển từ sở hữu tư nhân thành tàu thương mại thuộc về các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Đây cũng là tuyến đầu trong những điểm nóng của châu Á".
Hiện nay, vấn đề xuống giá của các cổ phiếu tàu cá cũng đang nhận được sự quan tâm. Trong khi, những vấn đề mang tính dân tộc, giao thông đường biển đem lại khoản lợi nhuận trị giá hàng ngàn tỷ USD, cũng như nguồn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên thường được đề cập là các yếu tố làm leo thang căng thẳng, thì rất nhiều lần, cổ phiếu của những tàu cá có giá trị thường bị lãng quên. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn sử dụng nó để khẳng định yêu sách trước các quốc gia láng giềng có cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Nghiên cứu của Cục quản lý Hải Dương Trung Quốc cho biết cổ phiếu của các tàu cá đang có chiều hướng suy giảm".
|
Tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông đang làm nhiệm vụ khẳng định chủ quyền thay mặt chính phủ. |
Trong những năm qua, Trung Quốc đã thi hành chính sách điều động các tàu phi quân sự và phi hải quân để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền tại các khu vực đang xảy ra tranh chấp. Đặc biệt, Trung Quốc còn hỗ trợ hoàn toàn cho ngành công nghiệp đánh bắt để khẳng định chủ quyền thay cho chính phủ.
Theo Reuters, chiêu bài của Trung Quốc được thể hiện qua việc:
"Một vài ngư dân có tàu cá riêng cho biết giới chức Hải Nam đã khuyến khích họ đi đánh bắt ở các ngư trường xa như Trường Sa, khoảng 1.100 km về phía nam.
Thuyền trưởng khẳng định ông sẽ tới đó ngay khi chiếc tàu được sửa chữa xong. Vị thuyền trưởng giấu tên nói: "Tôi đã đến đó nhiều lần".
Một ngư dân khác đang nằm nghỉ trên võng cùng con thuyền chất đầy những vỏ sò khổng lồ thu gom từ quần đảo Trường Sa, chia sẻ các thuyền trưởng được chính phủ hỗ trợ nhiên liệu cho mỗi chuyến đi. Với mỗi động cơ 500 mã lực, mỗi ngày, thuyền trưởng sẽ được nhận từ 2.000 - 3.000 Nhân dân tệ (khoảng 320 - 480 USD).
"Chính phủ nói với chúng tôi nơi cần đến và họ trợ cấp nhiên liệu dựa theo độ lớn của động cơ", ngư dân này cho biết.
Một thuyền trưởng dày dặn kinh nghiêm còn nói rằng, chính quyền Trung Quốc làm như vậy là để bảo vệ tham vọng chủ quyền của nước này ở Biển Đông.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.
Theo MINH THU /Infonet