Trung Quốc dùng chiêu 'nhân bản' để xây dựng sức mạnh quân sự

Người Trung Quốc đã thành thạo trong việc "nhân bản" các sản phẩm khác nhau, từ thiết kế túi xách và điện thoại thông minh gần đây cho đến phim ảnh và các thức uống có cồn.

Ngành công nghiệp "bắt chước" trong quân sự

Một ngành công nghiệp mà trong đó việc "nhân bản" của Trung Quốc đã rất xuất sắc là ngành sản xuất các hệ thống vũ khí.

Việc mở rộng quân sự và thái độ ngày càng quyết đoán của Trung Quốc đã được hỗ trợ bởi những vũ khí được "nhân bản" từ kho vũ khí của các nước khác. 

Những chiếc máy bay sử dụng công nghệ mũi nhọn của Mỹ gồm chiến đấu cơ F-35 (của Tập đoàn Lockheed Martin) và máy bay chiến đấu không người lái X-47B (của Tập đoàn Northrop Grumman) đã "chạm trán" trước các "đối tác gần tương tự" của Trung Quốc.

Một số công nghệ được sử dụng trong những thiết kế vũ khí của Mỹ gần như chắc chắn đã bị Trung Quốc đánh cắp thông qua chiến dịch gián điệp mạng của nước này.

Các quan chức quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng tin tặc quân đội Trung Quốc đảm nhiệm vai trò "trinh sát kỹ thuật" đã thành công trong việc đánh cắp các tài liệu kỹ thuật loại cao ở một số thời điểm. Một số vũ khí mới nhất của Trung Quốc chính là bằng chứng chứng minh việc Trung Quốc đánh cắp thông tin. Tuy nhiên, mọi chuyện cho đến nay vẫn là nghi ngờ, phía Trung Quốc cam kết không thực hiện các hành vi trộm cắp thông tin bằng tấn công mạng.

Các quan chức cũng nghi ngờ rằng Trung Quốc có được những tiến bộ kỹ thuật có giá trị bằng cách thực hiện hợp đồng bí mật với các đồng minh của Mỹ, những nước đã mua vũ khí của Mỹ. Chính vì lý do này mà Mỹ quyết định không bán máy bay chiến đấu tàng hình Lockheed Martin F-22 Raptor của mình.
Nga cũng trở thành "nạn nhân"

Không chỉ các bản thiết kế vũ khí và công nghệ của Mỹ bị đánh cắp và "nhân bản" bởi Trung Quốc mà Nga còn là "nạn nhân".

Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, Nga cần tiền và đã tổ chức bán máy bay Sukhoi Su-27 của mình. Trung Quốc mua khoảng 20 máy bay chiến đấu của Nga nhưng sau đó thương lượng một hợp đồng lắp ráp máy bay bổ sung trong nước. Theo đó Trung Quốc sử dụng các thành phần chính được nhập khẩu từ Nga.

Một vài năm sau đó, Trung Quốc tuyên bố rằng các máy bay chiến đấu Nga không còn đáp ứng nhu cầu của mình và hủy bỏ hợp đồng. Trước sự giận dữ từ Nga, Trung Quốc đã sớm cho ra mắt chiến đấu cơ nội địa Shenyang J-11B, trông rất giống với Su-27.

Nga tiếp tục sử dụng tiền từ việc bán vũ khí cho Trung Quốc để phát triển công nghệ mới nhưng đã bị Trung Quốc đánh cắp công nghệ mà "không hay biết".

Sau nhiều hợp đồng với Trung Quốc, Nga cuối cùng bắt đầu nhận thấy "chiêu bài" của Trung Quốc và đã từ chối bán cho Trung Quốc các hệ thống tiên tiến nhất của Nga. Trước đó, Trung Quốc lấy cớ "thử nghiệm" để Nga ký hợp đồng.

Một "đòn nặng" khác cho Nga khi Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí "nhái" trên thị trường quốc tế và cắt giảm các giao dịch vũ khí của Nga. Giống như một chiếc túi xách giả Louis Vuitton, vũ khí "nhái" của Trung Quốc sẽ có nhiều "style trình diễn" hơn.
Những vũ khí "nhái" này có thật sự "hoàn hảo"?
"Tôi nghĩ vấn đề lớn với tất cả vũ khí của Trung Quốc - bao gồm cả các bản sao đánh cắp từ phương Tây - là chúng vẫn chưa được thử nghiệm trong chiến đấu", Eric Wertheim - tác giả của U.S. Naval Institute’s Combat Fleets of the World và là một nhà phân tích hải quân cho biết.
Vị này nói thêm rằng: "Chúng ta không biết cách thức chúng hoạt động, do đó mặc dù chi phí chúng thấp hơn chi phí các vũ khí phương Tây, nhiều nước sẽ do dự chấp nhận mua trước nguy cơ khá cao rằng chúng vẫn chưa qua thử nghiệm trên chiến trường. Tôi tin rằng chỉ có một số hệ thống có thể hoạt động như quảng cáo, trong khi một số loại khác có thể kém hiệu quả đáng kể so với các vũ khí của phương Tây".
Mặc dù vũ khí "nhái" của Trung Quốc có thể chưa sở hữu chất lượng và khả năng của các bản gốc nhưng một số quan chức quân sự và công nghiệp Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng chiến dịch gián điệp không gian mạng tinh vi liên tục sẽ cho phép Trung Quốc cải thiện nhanh chóng kho vũ khí của họ và thậm chí Trung Quốc sẽ sớm sản xuất được những đối thủ của các máy bay chiến đấu Mỹ như F-22 và F-35.

Sau đây là những ví dụ minh chứng cho mức độ mà quân đội Trung Quốc dựa vào vũ khí của các quốc gia khác để phát triển vũ khí của mình:

Trung Quốc dùng chiêu 'nhân bản' để xây dựng sức mạnh quân sự ảnh 1Trung Quốc dùng chiêu 'nhân bản' để xây dựng sức mạnh quân sự ảnh 2Trung Quốc dùng chiêu 'nhân bản' để xây dựng sức mạnh quân sự ảnh 3Trung Quốc dùng chiêu 'nhân bản' để xây dựng sức mạnh quân sự ảnh 4Trung Quốc dùng chiêu 'nhân bản' để xây dựng sức mạnh quân sự ảnh 5Trung Quốc dùng chiêu 'nhân bản' để xây dựng sức mạnh quân sự ảnh 6Trung Quốc dùng chiêu 'nhân bản' để xây dựng sức mạnh quân sự ảnh 7Trung Quốc dùng chiêu 'nhân bản' để xây dựng sức mạnh quân sự ảnh 8Trung Quốc dùng chiêu 'nhân bản' để xây dựng sức mạnh quân sự ảnh 9Trung Quốc dùng chiêu 'nhân bản' để xây dựng sức mạnh quân sự ảnh 10

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm