Từ vụ đánh vợ tàn nhẫn: Người vợ cần được bảo vệ

(PLO)- Bạn đọc cho rằng người vợ sau khi lên tiếng tố cáo người chồng bạo hành thì chị cần được pháp luật bảo vệ, mong các cơ quan chức năng sớm xử lý vụ việc. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Những ngày qua, dư luận không khỏi bức xúc khi xem đoạn clip một người đàn ông tại phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng đánh tới tấp vợ của mình trước mặt con gái trong phòng ngủ. Khi người vợ bỏ chạy xuống tầng trệt thì tiếp tục bị chồng đấm, đá. Người vợ liên tục la hét, van xin chồng đừng đánh nữa nhưng người chồng vẫn không dừng lại.

Như PLO đã thông tin, chị P, là nạn nhân trong vụ bạo hành trên, cho biết trước đó chị đã nhiều lần bị chồng hành hung, tuy nhiên vì thương con chị chịu đựng nhưng hiện tại không thể chịu đựng thêm nữa.

Một số bạn đọc cho rằng những vụ bạo hành gia đình cần được pháp luật bảo vệ khi lên tiếng về những hành vi bạo hành.

Vết thương chằng chịt trên cơ thể người vợ. Ảnh: Chị P cung cấp

Vết thương chằng chịt trên cơ thể người vợ. Ảnh: Chị P cung cấp

Phải lên tiếng, không thể chịu đựng mãi

Bạn đọc Phạm Hùng bình luận: “Tôi không cổ súy cho việc hai vợ chồng phải ly hôn. Thế nhưng, việc người vợ bị bạo hành kéo dài như vậy thì tốt nhất là hãy nhanh chóng ly hôn chồng đi. Đồng thời, đề nghị với tòa án, xem xét giành quyền nuôi con (nếu có). Có như thế, cả con và người mẹ mới được sống yên ổn”.

“Nếu thương con thì chị nên ly hôn, không thể vì con mà để bị đánh đập dã man như thế thì có ngày chị này cũng mất mạng, đứa con sẽ bị ám ảnh cả đời khi chứng kiến cảnh đó. Hy vọng các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt để bảo vệ quyền lợi cho hai mẹ con”- bạn đọc Hạnh Trần ý kiến.

Bạn đọc Minh Hồng mong mỏi: “Vụ này hội phụ nữ cần lên tiếng và giúp đỡ cho những người phụ nữ bị bạo hành, nếu không tình trạng như vậy vẫn sẽ xảy ra thậm chí nặng hơn. Đây cũng là hồi chuông cho những người phụ nữ đã và đang bị bạo hành cần phải lên tiếng. Khi bị bạo hành chỉ có cách mạnh dạn lên tiếng mới mong chấm dứt bị bạo hành. Bởi, nếu người phụ nữ bị bạo hành lần đầu mà im lặng thì khả năng sẽ có lần hai, lần ba và lần thứ n”.

Phải bảo đảm được an toàn khi lên tiếng

Từ vụ bạo hành trên, trao đổi với PLO, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Đào Lưu, giảng viên khoa Xã hội & Nhân văn ĐH Văn Lang, nhìn nhận: Trong thực tế có không ít trường hợp phụ nữ (hoặc cả nam giới) bị bạo hành nhưng không dám lên tiếng thậm chí còn cố tình che giấu hành vi bạo lực cho chồng (vợ) của mình.

Thạc sĩ Đào Lưu phân tích: Có nhiều lí do khiến người bị bạo hành không lên tiếng như không muốn để người khác biết về những vấn đề trong gia đình mình đó là hiện tượng mà ông bà mình vẫn hay nói “tốt khoe xấu che”; có trường hợp giấu kín chuyện bị bạo hành để giữ “hòa khí” cho gia đình, để giữ cha (mẹ) cho những đứa con vì nếu làm lớn chuyện thì sợ gia đình có nguy cơ đổ vỡ. Tuy nhiên cũng không ít người không đủ can đảm để tố cáo hành vi bạo lực vì sợ đối phương sẽ đe dọa và bạo hành nhiều hơn.

Hoặc không ít trường hợp chị em đã báo cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nhưng những hình phạt của chính quyền vẫn chưa đủ sức răn đe kẻ bạo hành và cuối cùng họ vẫn “chứng nào tật nấy”. Hành vi bạo hành càng thô bạo và nặng nề hơn khiến chị em không còn cảm thấy an tâm khi nhờ sự trợ giúp. Cuối cùng là họ chọn cách im lặng chịu đựng cho qua chuyện, đến khi mọi chuyện được phát hiện thì hậu quả đã rất nghiêm trọng.

“Một nguyên tắc hàng đầu khi phụ nữ gặp phải những tình huống bạo hành chính là phải bảo đảm được sự an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh mình. Nếu lựa chọn công khai lên tiếng về hành vi bạo hành mà bản thân mất an toàn, thậm chí đe dọa đến tính mạng thì bản thân tôi không khuyến khích điều đó. Tôi luôn động viên mọi người cần lên tiếng khi bị bạo hành nhưng cần phải lựa chọn thời điểm thích hợp, nhất là chọn làm sao để chị em đảm bảo được an toàn cho chính mình”- Thạc sĩ Lưu chia sẻ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm