Chúng tôi thực hiện loạt bài nhằm mổ xẻ vấn đề với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ đời tư cá nhân đúng mức mà còn để góp phần khẳng định quyền hành nghề của nhà báo trong hành lang luật pháp và đạo đức xã hội.
Để dẫn nhập, trong bài đầu tiên này, chúng tôi xin giới thiệu một nhận định tổng quát về thực trạng quan hệ truyền thông-nghệ sĩ.
Người ta vẫn cho rằng giáo dục và y tế là thiêng liêng trong nghĩa vụ trồng người và cứu người. Song trong thời đại thông tin hóa toàn cầu nhanh như ngày nay, phương tiện truyền thông gồm báo hình, báo tiếng, báo mạng và báo giấy không chỉ dừng ở đưa thông tin hay định hướng cộng đồng mà nó góp phần không nhỏ trong công cuộc trồng người cho xã hội, cũng như chữa lành vết thương thể xác và tâm hồn của những cá thể và của cộng đồng.
Thế nhưng gần đây dưới góc nhìn của một người dân, tôi có cảm giác không ít phương tiện truyền thông đang tự thả nổi định hướng và bị (hay muốn được) lợi dụng. Có đại gia lợi dụng phương tiện truyền thông để phục vụ mục đích riêng tư, kích động những cơn sốt đất, sốt hoa hậu,... mà làm xao lãng sự quan tâm của người dân đến thực trạng xã hội.
Đặc biệt, nhiều chân dài lợi dụng phương tiện truyền thông để tạo những scandal đánh bóng tên tuổi mình. Dù sự đánh bóng đó có là một mẩu chuyện đời tư nhơ nhớp, bẩn thỉu làm ảnh hưởng đến trí khôn non nớt của trẻ thơ, họ vẫn cứ làm. Làm một cách thản nhiên và tích cực làm để tăng tiền cát-sê cho những hợp đồng của các thương vụ thiếu chất lượng nhưng lắm trò rẻ tiền trên sân khấu các loại.
Họ sẵn sàng mang chuyện gối chăn (chuyện mà bao đời nay với văn hóa Việt là chỉ dành cho riêng mình) phơi bày trước bàn dân thiên hạ. Họ thản nhiên gấu ó và lật tung tất cả những chuyện mà văn hóa Việt xem là điều cấm kỵ cả ngàn năm nay lên chốn công đường thông qua quyền lực thứ tư. Vì lợi ích cá nhân, họ vô tình đang dần giết chết văn hóa dân tộc và tạo ra một nét văn hóa thực dụng đến ghê người ở thời đại thông tin lan tỏa nhanh đến chóng mặt ngày nay. Họ vô tình giết chết tuổi thơ trong trắng của bao thế hệ qua những câu chuyện phòng the của mình.
Luật sư Nguyễn Minh Thuận, Công ty luật Hợp danh Sài Gòn Việt Nam, cho biết trong ngày hôm qua, gia đình ca sĩ Hồ Ngọc Hà gồm bố mẹ và cô đã cùng ký đơn khiếu nại báo Pháp Luật và Cuộc Sống. Hiện tại, phía luật sư đang hoàn tất hồ sơ để chuyển đến báo trong thời gian sớm nhất. Thanh Hải |
Một cách gián tiếp họ, những chân dài, các đại gia mới nổi và ngay cả truyền thông đại chúng đã và đang tham gia xóa bỏ không thương tiếc những kết quả nhỏ nhoi mà một nền “giáo dục lắm non yếu, nhiều bất cập” vừa tạo nên. Hậu quả của những “sao” kiểu ấy cũng như những cung cách truyền thông thiếu trách nhiệm ấy là các thế hệ thanh, thiếu niên bị lệch lạc về thẩm mỹ, về đạo đức, về nhân cách và cả về bản lĩnh.
Vấn đề đặt ra là với người cầm bút, những kẻ sĩ của thời đại, những người nắm trọng trách của giới truyền thông không nên và không thể bán rẻ thiên chức nghề nghiệp bằng những thông tin thập thò qua lỗ khóa phục vụ cho thị hiếu tò mò, ham mê thời thượng mà bỏ quên chức trách định hướng, cảnh báo, xây dựng lối sống nhân văn, chọn lọc những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Bác sĩ HỒ HẢI
Danh lợi lấn át danh dự Sự kiện ca sĩ Hồ Ngọc Hà nhờ luật sư khiếu nại báo Pháp Luật và Cuộc Sống và trước đó, ca sĩ Quang Dũng định kiện tạp chí Đẹp là sự cảnh báo về quan hệ thân thiết giữa nghệ sĩ và truyền thông. Nổi cộm trong dư luận là bài báo gây sốc của tờ báo nói trên kể về đám cưới của Hà Hồ với một đại gia năm 2001 tại khách sạn Daewoo. Một sự kiện mà năm 2004 cô đã từng phủ nhận công khai. Còn giờ đây cô gián tiếp thừa nhận qua việc cho rằng đám cưới đó diễn ra lúc cô 17 chứ không phải 16 tuổi. Người ta có thể ghi nhận không ít tuyên bố “nảy lửa” khác của Hà Hồ từ năm 2004, lúc cô đang ra sức tạo dựng tên tuổi là một ca sĩ thị trường thực thụ chứ không phải một “chân dài đi hát”. Chấp nhận trả lời phỏng vấn chuyện riêng tư, Hà Hồ đã bước vào “cuộc chơi”. Vấn đề là bản chất “cuộc chơi”, nhìn rộng hơn, giữa “sao” và truyền thông là gì và nó tác động gì đến xã hội? Chúng ta đều biết rằng trong nền công nghiệp giải trí, ngôi sao đóng vai trò quyết định. Sao thật cũng như “sao” trong ngoặc kép. Tiến trình này gần như đồng dạng ở các nước phát triển cũng như ở ta: Sao và “nhà tài phiệt” kinh doanh sao không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào. Tất yếu để đạt được mục đích, họ cần tới truyền thông. Truyền thông một khi chỉ muốn tối ưu túi tiền của mình mà cố tình quên đi mục đích xã hội và đạo đức nghề nghiệp lại dựa vào sao, góp phần “nặn” ra sao. Hệ lụy tất yếu nảy sinh khi “sao” phật ý với người tạo ra mình và khi nhà truyền thông đi quá đà vào con đường khai thác lợi nhuận. Thế là danh lợi lấn át danh dự, tinh thần thực dụng đã đè bẹp lương tâm trong cuộc đua kiếm tiền và tiếng này từ cả hai phía. Cuộc chơi không còn là của hai bên mà ảnh hưởng đến kỷ cương xã hội. ANH THƯ -------------------------------------------------------------- Trong khi các nghệ sĩ muốn kiện một số tờ báo thì có rất nhiều và rất nhiều bậc cha mẹ muốn kiện họ. Các bậc cha mẹ này kiện nhiều nghệ sĩ trương lên các phương tiện truyền thông một lối sống hưởng thụ, hợm hĩnh và phi văn hóa. Lối sống đó của các nghệ sĩ đang ngày đêm tác động xấu đến con cái họ thông qua các phương tiện truyền thông. (TheoTuanvietnam) Tại sao các nhà báo không đi khai thác những mặt tốt của những người làm nghệ thuật vì họ đã lao động hết mình để mang đến cái đẹp trong cuộc sống. Ai cũng muốn nghe một bài hát hay, ngắm một bức tranh đẹp, đọc một câu chuyện hay. Họ đã phải lao động vất vả không kém gì những người lao động khác, thậm chí còn nặng hơn... Hay vì báo chí không còn chuyện gì để nói ra cho hấp dẫn... Nếu có đúng như vậy cũng không nên đăng. (Dungphamgv@yahoo.com.vn) |