VAR, GLT, SAO thay đổi bóng đá thế nào?

(PLO)- Công nghệ hỗ trợ trọng tài như một cuộc chơi của những nhà cung cấp và chạy đua công nghệ vậy...
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Công nghệ “mắt diều hâu” trong quần vợt đã được cả thế giới tin tưởng tuyệt đối, các huyền thoại Andre Agassi, Pete Sampras, Boris Becker, Nadal, Federer, Djokovic... đều ngưỡng mộ. Nhưng các công nghệ hỗ trợ trong bóng đá thì chẳng có loại nào hoàn hảo.

Nhiều năm qua, FIFA cũng như nhiều khu vực và quốc gia đã thử nghiệm các hệ thống công nghệ như công nghệ xem lại (DRS), công nghệ bàn thắng (GLT, xác định bóng qua vạch vôi cầu môn hay chưa), công nghệ bán tự động (SAO, FIFA áp dụng lần đầu ở World Cup 2022), cùng công nghệ hỗ trợ trọng tài (VAR).

World Cup 2018 tại Nga, công nghệ VAR được dùng... Ảnh: Getty

World Cup 2018 tại Nga, công nghệ VAR được dùng... Ảnh: Getty

Tuy nhiên tất cả đều có nhược điểm, xử lý chậm, phải thực hiện đồ họa, các công đoạn thực hiện từ ba giây đến 15 giây. Ai cũng biết các công nghệ trên đều gặp sự phản đối rất lớn từ các đội, các HLV, CĐV. Đặc biệt công nghệ bán tự động (SAO) tại World Cup 2022 ở Qatar cũng gây nên làn sóng chỉ trích lẫn hoài nghi về một số quyết định của trọng tài.

Nay nhà sản xuất lừng danh của Nhật Sony sẽ đưa ra công nghệ “mắt diều hâu" vào bóng đá, tương tự như trong quần vợt. Viện nghiên cứu công nghệ điện tử hỗ trợ thể thao ở Anh, trực thuộc Sony đã tuyên bố công nghệ mắt diều hâu là tối ưu và họ làm được trên sân bóng đá 11 người.

Với 20 năm nghiên cứu não bộ trẻ em và trí tuệ nhân tạo, ông Paul Hawkins đã tạo ra cuộc cách mạng trong bóng chày, quần vợt và bây giờ đến bóng đá. Chẳng cần phòng VAR, chẳng cần lực lượng xử lý đồ họa VAR rắc rối, công nghệ mắt diều hâu qua xử lý hình ảnh (y như quần vợt) sẽ báo vào chiếc đồng hồ của trọng tài, đó là bàn thắng, việt vị, lỗi, thẻ đỏ hay không.

World Cup 2022, FIFA lại dùng công nghệ SAO-Công nghệ phân tích bán tự động. Ảnh: Getty

World Cup 2022, FIFA lại dùng công nghệ SAO-Công nghệ phân tích bán tự động. Ảnh: Getty

Điều đáng nói là Paul Hawkins lẫn viện nghiên cứu này còn có ý tưởng táo bạo là sản xuất ra đồng hồ bán khắp thế giới để ai thích có thể mua đeo vào xem bóng đá. Bản thân người đeo đồng hồ cũng có thể đưa ra quyết định đúng hay sai về trận đấu mình theo dõi.

Paul Hawkins nói: “Ở môn quần vợt, công nghệ chỉ đưa ra một quyết định bóng trong hay ngoài sân mà thôi, còn bóng đá thì bàn thắng hình thành chưa, việt vị hay không, thẻ hay không thẻ, phạt đền hay không phạt đền. Những thứ này công nghệ mắt diều hâu, hay nói khác đi là trí tuệ nhân tạo đều làm được, với việc quan trọng là cài đặt phần mềm để phân tích, không cần con người can thiệp”.

Với lối tư duy logic này thì rõ ràng là đúng, không khó mà chỉ phức tạp trong “viết” phần mềm phân tích những tình huống trên theo luật trong bóng đá mà thôi. Paul Hawkins khẳng định “Cũng chẳng khó gì cả”, vấn đề quan trọng là nó tạo ra cuộc cách mạng, khi thông tin được truyền đến chiếc đồng hồ chuyên dụng, trọng tài nhận được “yes” hay “no” mà thôi.

Viện nghiên cứu thuộc Sony tại Anh...sẽ cho ra công nghệ "mắt diều hâu" phức tạp hơn nhiều so với "mắt diều hâu" trong quần vợt. Ảnh: Getty

Viện nghiên cứu thuộc Sony tại Anh...sẽ cho ra công nghệ "mắt diều hâu" phức tạp hơn nhiều so với "mắt diều hâu" trong quần vợt. Ảnh: Getty

Những năm qua, Công nghệ bán tự động (SAO), công nghệ hỗ trợ trọng tài (VAR) vẫn bị hoài nghi rất nhiều, nhất là tại World Cup vừa qua, FIFA đã dùng SAO, nhưng nhiều đội đã oán hận công nghệ này. Hãy chờ ý tưởng táo bạo từ công nghệ “mắt diều hâu” của Sony, đứng đầu là kỹ sư Paul Hawkins có tốt hơn hay không.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm