Hôm 3-2, nhiệt độ tăng lên đột ngột khiến vệ tinh khí tượng DMSP-F13 phát nổ, nhưng đến ngày 26-2 sự việc mới chính thức được xác nhận.
Vụ nổ khiến cho quỹ đạo của hành tinh bị bao phủ với 43 mảnh vở trong không gian ẩn chứa nhiều nguy hiểm tiềm ẩn cho các vệ tinh nếu chúng “gặp nhau”.
Hải quân Mỹ tuyên bố rằng tình hình này đang được kiểm soát và cho hay họ sẽ nâng cao cảnh giác khi thực sự có mối đe dọa về vụ nổ sắp xảy ra.
Hiện các mảnh vỡ cách bề mặt Trái đất hơn 36.000km. Sẽ mất tới hàng triệu năm để các mảnh vỡ này bị trọng lực trái đất kéo chúng xuống mặt đất, thoát khỏi tình trạng lơ lửng trong không gian.
Vệ tinh phát nổ này là vệ tinh thời tiết của Hải quân Mỹ hoạt động lâu đời nhất, từ năm 1995. Nhưng vì có 6 DMSP khác hoạt động trong vũ trụ, nên nó được chuyển thành vệ tinh “dự bị” từ năm 2006. Theo các chuyên gia, ảnh hưởng của vụ nổ vệ tinh DMSP – F13 này được cho là “rất nhỏ”.
Những mảnh vỡ trong không gian là vô cùng nguy hiểm vì chúng di chuyển trong không gian với vận tốc 7km/giây, có khả năng hủy diệt to lớn. Ví dụ, một mảnh vỡ kích cỡ khoảng1cm di chuyển với tốc độ như vậy có thể tạo ra một cú đấm tương tự như một chiếc xe hãng Harley Davidson chạy với vận tốc 96km/h. Khi các va chạm đám mây ngày càng tăng thì sẽ gây ra nhiều nguy hiểm hơn.
Hầu hết các vệ tinh và trạm vũ trụ nhân tạo ISS đều có thể điều chỉnh quỹ đạo của nó để tránh va chạm với các mảnh vỡ, nhưng một khi xảy ra sự cố thì hậu quả rất khôn lường.
Hiện tại, ước tính có hơn 21.000 mảnh vỡ không gian có kích thước lớn hơn 10cm và nửa triệu mảnh vỡ với kích thước nhỏ hơn đang bao quanh hành tinh Trái Đất.