Những nhà nghiên cứu tại Đại học Cornell đã tìm ra “kết cấu vật chất đầu tiên của sự sống mà chúng ta chưa từng biết”.
Theo bài viết trên tạp chí Science Advances, dạng thức sự sống mới này đặt ra giả thuyết rằng mặt trăng Titan của sao Thổ có thể có những tế bào gốc mê-tan, không chứa oxy, bao gồm các hợp chất ni-tơ hữu cơ nhỏ, có thể chịu đựng tốt nhiệt độ của dung dịch mê-tan vào khoảng âm 292 độ.
Hình vẽ của “siêu sao Thổ” trong một thái dương hệ xa vừa được tìm thấy, có vành đai lớn có thể che khuất cả mặt trời của nó
Những nhà nghiên cứu hiện tại đã xác định được các tế bào này có gốc mê-tan, chất có nhiệt độ đóng băng thấp hơn so với nước, có thể làm phát sinh một hình thái sự sống mới. Màng tế bào giả thuyết được đặt tên là azotosome.
Nhóm nghiên cứu cho biết thêm “Azotosome được tạo thành từ phân tử ni-tơ, các-bon và hydrogen. Chúng đã tồn tại ở những vùng biển đông lạnh của Titan một cách ổn định và linh hoạt giống như các thể mỡ tương tự của Trái đất.”
Mặt trăng Titan khổng lồ của sao Thổ là hành tinh vật thể duy nhất trong Thái Dương hệ có bề mặt chất lỏng tự nhiên, có những biển mê-tan lớn mênh mông. Dựa trên điều này, những nhà nghiên cứu đặt giả thuyết rằng Titan có thể ẩn chứa những tế bào gốc mê-tan, không oxygen.