MMA mà đặc trưng là giải ONE Championship lớn mạnh khủng khiếp và nó có dấu hiệu vượt mặt số người thuê bao xem trực tiếp không chỉ so với UFC mà cả giải bóng rổ nhà nghề Mỹ, Premier League… và nhiều giải đấu thể thao lớn khác.
UFC mang đầy màu sắc bạo lực.
MMA (mixed martial art) sinh sau đẻ muộn, còn UFC (ultimate Fighting Championship) ra đời lâu hơn. UFC nhiều lần tiếm sân sang châu Á, lấy Nhật (nơi sản sinh ra nhiều võ sĩ UFC thường thượng đài ở Mỹ) làm bàn đạp tấn công vào thị trường châu Á nhưng bất thành, nếu không muốn nói là thảm bại.
UFC cũng từng thử nghiệm lấy Singapore, Bangkok làm nơi đi vào thị trường châu Á nhưng cũng không thành công.
Còn MMA là sự tinh tế của đòn thế võ thuật.
Ông Chatri Sityodton, CEO của ONE Championship (MMA), nhận xét: “UFC là môn võ của máu me và bạo lực, võ sĩ thi đấu không có tính giác ngộ xã hội và vai trò tiên phong trong võ đạo. Còn MMA thì luôn lấy tiêu chí võ đạo làm nòng cốt”.
Cũng theo lời ông Chatri, UFC có quá nhiều trận đấu tràn ngập máu me và bạo lực, nó ít thiên về sự tinh túy của võ đạo; còn MMA dù cũng bạo lực nhưng nó vẫn mang chút nghệ thuật và chắt lọc những tinh hoa của các môn võ cổ truyền các quốc gia châu Á.
MMA có tính nghệ thuật đòn thế cao.
Dù UFC hay MMA, và cả nhiều môn thể thao khác, kể cả đô vật của Mỹ khi có kế hoạch phát triển toàn cầu, họ luôn hướng đến thị trường châu Á, nơi có số người xem đông nhất thế giới qua các tương tác nghe nhìn như điện thoại thông minh hay các phiên bản máy tính…
Ngoài việc người xem trực tiếp thì MMA còn có các hợp đồng thương quyền cực lớn với các chương trình quảng cáo. Hiện nay, số thuê bao đăng ký xem các trận MMA do ONE Championship tổ chức phát triển cực nhanh. Những trận MMA thường được trực tiếp ra 120 nước trên thế giới, thị trường phát triển nhanh và mạnh nhất so với các thương hiệu thể thao nổi tiếng như NBA, Premier League, UFC, đô vật Mỹ, quyền Anh hạng nặng.
Mặt khác, ONE Championship còn đi các nước châu Á tuyển chọn võ sĩ nhí tài năng đào tạo rồi sau này ký hợp đồng chính thức với các võ sĩ.