Hội thi tạc tượng gỗ là một trong những chương trình mở màn đầu tiên của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6. Mỗi tỉnh sẽ cử từ 3-5 nghệ nhân tham gia, riêng tỉnh Đắk Lắk có nhiều đoàn đến từ các huyện. Các nghệ nhân sẽ có thời gian hoàn thành tác phẩm đến hết ngày 13-3.
Có tới 5 tỉnh tham gia hội thi“ Tạc tượng gỗ các dân tộc Tây Nguyên”.
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Sơn (trưởng đoàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) nói: “Nếu như những năm trước chỉ có những nghệ nhân là người đồng bào mới được tham gia thì đợt thi lần này có điểm mới là tất cả các dân tộc sinh sống trên địa bàn Tây Nguyên đều có thể đại diện đi thi. Nội dung thi cũng phong phú hơn, những tác phẩm gần gũi với sinh hoạt văn hóa cộng đồng và có tính nghệ thuật. Đoàn tôi có ba nghệ nhân, trong đó có một nghệ nhân còn rất trẻ chỉ mới 23 tuổi, với ba tác phẩm: Người giữ lửa, Chiều về buôn, Giai điệu Đing Năm”.
Các nghệ nhân có 4 ngày để hoàn thành tác phẩm dự thi.
Đặc biệt, đại diện cho đoàn Lâm Đồng là các nghệ sĩ tham gia chứ không có nghệ nhân nào. Nghệ sĩ Trần Quốc Toản đang say sưa với tác phẩm Men say cao nguyên, cho biết: “Mang đến cho cuộc thi lần này đoàn chúng tôi sẽ mang một phong cách mới chứ không lập đi lập lại những cái cũ của những năm trước nhưng vẫn giữ được hồn Tây Nguyên”.
Đoàn Lâm Đồng là các nghệ sĩ duy nhất trong hội thi.
Nghệ nhân Đinh Ply (đoàn Gia Lai) bảo: “Mình không phải là người được đào tạo bài bản, mà là tự tìm tòi học hỏi từ những người đi trước. Năm 2015 chúng tôi đạt giải ba với tác phẩm Múa trống và Giã gạo, năm nay chúng tôi sẽ làm mới tác phẩm hơn bằng cách bổ sung ông già ngậm điếu thuốc và người mẹ vừa địu con vừa giã gạo”.
Niềm vui của các nghệ nhân khi được đại diện cho địa phương.
Một trong những người lớn tuổi nhất của hội thi, nghệ nhân Bùi Văn Thơm (thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) trăn trở: “Đoàn chúng tôi toàn người từ 60-70 tuổi. Sau này chúng tôi già mất đi, sợ không có người thay thế, lớp trẻ giờ không chịu theo nghề này”.
Một số tác phẩm đạt giải năm 2015 đang được triển lãm cho khách tham quan: