Tham gia cách mạng từ sớm, từng giữ các chức vụ Chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc Nghệ An, Trưởng ty Thông tin tuyên truyền Nghệ An trong kháng chiến chống Pháp. Sau hòa bình 1954, ông về Hà Nội, công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, Biên ủy Tuần báo Văn học rồi Văn nghệ, từng nhiều khóa là Ủy viên Thường vụ Hội NVVN, nhiều năm làm Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi.
Nhà văn Bùi Hiển được biết đến như một bậc thầy của truyện ngắn, đã xuất bản nhiều tác phẩm như Nằm vạ (xuất bản trước năm 1945), Ánh mắt (1961), Trong gió cát (1965), Đường lớn (1966), Hoa và thép (1972), Một cuộc đời (1976), Bùi Hiển, tác phẩm và dư luận…
Nhiều tác phẩm dịch của nhà văn Bùi Hiển cũng để lại dấu ấn trong đời sống văn học, đặc biệt là các tác phẩm Những người chết còn trẻ mãi của Anna Degot, Những truyện ngắn phương Đông (dịch chung) Di chúc Pháp của A. Makins và Những kẻ văn minh của CI. Farrère… Với những thành tích đóng góp vào sự nghiệp văn học nghệ thuật nước nhà, nhà văn Bùi Hiển nhận giải thưởng Nhà nước về VHNT đợt 1, năm 2001.
Lễ viếng và truy điệu nhà văn Bùi Hiển tổ chức vào sáng thứ hai ngày 16-3-2009 (tức ngày 20-2 Kỷ Sửu) tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Theo T.Phương - M.An (SGGP)