Xây dựng hệ giá trị văn hóa, con người TP.HCM

(PLO)- Bí thư thành uỷ Nguyễn Văn Nên nhìn nhận xây dựng hệ giá trị là sự nghiệp quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, đó là mong muốn, khát vọng chính đáng cấp thiết trong giai đoạn mới.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 16-10, Thành uỷ TP.HCM đã tổ chức Hội thảo triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới gắn liền với thực tiễn vùng Đông Nam Bộ tại Trung tâm hội nghị TP.HCM.

hệ giá trị
Toàn cảnh hội thảo

Tham dự hội nghị có Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên; bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM; bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM…

7 nội dung trọng tâm được thảo luận

Phát biểu đề dẫn, ông Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Ban Dân vận Thành uỷ cho biết xây dựng văn hóa và con người Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng luôn được Đảng ta quan tâm và đã ban hành nhiều nghị quyết để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này.

he-gia-tri3.jpg
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Ban Dân vận Thành uỷ

Thực hiện nghị quyết của Đảng, nhiều năm qua, các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ và các địa phương khác trong cả nước bước đầu đã triển khai thực hiện các hệ giá trị và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, đạt được một số kết quả.

"Nhằm tiếp tục lắng nghe, tiếp thu ý kiến, hiến kế của các nhà khoa học, các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa thuộc các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ trong nghiên cứu, cụ thể hóa các hệ giá trị theo kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Đảng gắn với tình hình thực tiễn của các tỉnh, thành phố, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả trong thời gian tới, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội thảo 'Triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới gắn với thực tiễn vùng Đông Nam Bộ'" – ông Cường nói.

Theo ông Cường đây cũng là cơ hội để các tỉnh, thành phố tiếp tục trao đổi, chia sẻ những bài học kinh nghiệm, mô hình hay, cách làm sáng tạo để vận dụng một cách hiệu quả vào thực tiễn của địa phương mình, góp phần hoàn thiện các chuẩn mực hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam trên địa bàn vùng Đông Nam Bộ.

he-gia-tri1.jpg

Sau thời gian mời các cơ quan, đơn vị và cá nhân tham gia viết tham luận; đến nay, ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 75 tham luận và thống nhất chọn 52 tham luận để biên tập Kỷ yếu hội thảo.

Nội dung các tham luận là mỗi góc nhìn khác nhau về việc triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam tại các địa phương; tập trung phân tích, làm rõ vai trò, tầm quan trọng các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam; về công tác xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa, xây dựng gia đình hạnh phúc và xây dựng, phát huy giá trị văn hóa, con người Thành phố Hồ Chí Minh gắn với xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh.

Cần phát huy giá trị văn hoá sức mạnh con người Việt Nam

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư thành uỷ TP.HCM cho biết hội nghị bước đầu đã cung cấp cơ sở lý luận vào thực tiễn nói lên suy nghĩ, giải thích quan điểm trên từng góc độ, lĩnh vực…

"Nhất là các đồng chí hiện nay đang phụ trách cấp uỷ chính quyền địa phương để có thể nhìn thấy tiếp tục nghiên cứu, vận dụng để làm sao ban hành chủ trương, chính sách yêu cầu xây dựng và bảo vệ phát huy giá trị văn hoá sức mạnh con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá" – Bí thư Nguyễn Văn Nên cho hay.

he-gia-tri (2).JPG
Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư thành uỷ TP.HCM

Cũng theo Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên, hội thảo cũng đã thống nhất, bày tỏ được tính nhất quán về phát triển văn hoá và xây dựng là một trong những nhiệm vụ mang tính chiến lược, xuyên suốt của Việt Nam. Được xây dựng, kế thừa, phát triển bổ sung từ thế này qua thế hệ khác.

Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy phát triển xây dựng con người và nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Hội thảo cũng khẳng định nội hàm hệ giá trị quốc gia, giá trị văn hoá, gia đình đã được hình thành qua nhiều giai đoạn lịch sử. Hệ giá trị là sự nghiệp quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Đó là mong muốn, khát vọng chính đáng đáng cấp thiết trong giai đoạn mới.

"Để thực hiện có kết quả điều này đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức sâu sắc, triển khai một cách đồng bộ bằng nhiều giải pháp và trách nhiệm cao của hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.

Nghiên cứu để cụ thể hoá các hệ giá trị thành tiêu chí chuẩn mực cụ thể phù hợp với từng địa phương, lĩnh vực đối tượng và vấn đề này đòi hỏi sự kiên trì, thường xuyên,… để tạo ra được nhận thức chung ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn..." – Bí thư Nguyễn Văn Nên bày tỏ.

Tại hội nghị, PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng (giảng viên cao cấp Khoa Văn hoá học (ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia TP.HCM) đề cập đến thực tiễn vùng Đông Nam Bộ và TP.HCM với định hướng giải pháp triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

he-gia-tri2.jpg

Theo PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng, qua một số cuộc thảo luận trước đó, đến nay các hệ giá trị đã được xác định gồm:

- Hệ giá trị văn hóa với 4 giá trị nền tảng: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học, - Hệ giá trị quốc gia gồm 9 giá trị cơ bản: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc
- Hệ giá trị gia đình gồm 4 giá trị cốt lõi: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh,
- Hệ giá trị con người Việt Nam gồm 8 giá trị chủ yếu là: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm