Theo đó, những người yêu thiên văn có thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực một phần tại Việt Nam vào đêm 7, rạng sáng 8-8. Khu vực quan sát trọn vẹn nguyệt thực một phần là phần lớn châu Á (bao gồm Việt Nam), bờ Đông châu Phi và hầu hết c. Phần còn lại của châu Á, châu Phi và toàn bộ châu Âu có thể quan sát một phần hiện tượng này.
Tính theo giờ Việt Nam, hiện tượng nguyệt thực một phần sẽ diễn ra theo lịch trình cụ thể như sau: Khoảng 22 giờ 50 phút ngày 7-8, nguyệt thực nửa tối bắt đầu; 0 giờ 22 phút ngày 8-8, nguyệt thực một phần bắt đầu; đến 1 giờ 20 phút ngày 8-8, nguyệt thực đạt cực đại; khoảng 2 giờ 18 phút ngày 8-8, nguyệt thực một phần kết thúc và 3 giờ 50 phút ngày 8-8, nguyệt thực nửa tối kết thúc.
Theo khoảng thời gian nói trên, hiện tượng này sẽ rơi vào nửa đêm. Ở pha nguyệt thực nửa tối, mặt trăng mới đi vào vùng bóng nửa tối của Trái đất nên rất sáng, chỉ tối đi một chút và có thể có màu đỏ nhạt. Vào pha một phần, mặt trăng bắt đầu đi vào vùng bóng tối hoàn toàn của Trái đất và phần đi vào vùng đó chuyển sang đỏ thẫm và rất tối so với phần còn lại. Vì vậy hiện tượng này còn được gọi là “trăng máu”.