Con khủng long dài 15m sống trong giai đoạn cuối kỷ Jura cách đây 160 triệu năm. Khi một công nhân xây dựng đào đất trong khu vực thành phố Qijiang, Trung Quốc thì họ phát hiện một bộ xương cổ hóa thạch nằm trong lòng đất.
Sau khi tái tạo bộ xương, các nhà cổ sinh vật học cho biết chiếc cổ khổng lồ này chiếm tới nửa chiều dài cơ thể con vật. Họ đã đặt tên cho “khủng long mới” này là Qijianglong, có nghĩa là con rồng của Qijiang.
Bộ xương khổng lồ của loài khủng long cổ dài được công nhân xây dựng ở Trung Quốc phát hiện mới đây
Bộ xương khủng long Qijiang được các nhà cổ sinh vật học tái tạo và giới thiệu đến công chúng
Hầu hết đối với loài khủng long cổ dài hay còn gọi là sauropod (khủng long chân thằn lằn) phần cổ chỉ chiếm 1/3 chiều dài cơ thể.
Các nhà khoa học cũng suy đoán xem liệu những bộ hóa thạch tương tự được khai quật trong thời gian qua có liên quan gì tới những con rồng được lưu truyền trong truyền thuyết của Trung Quốc hay không.
Tetsuto Miyashita, một trong những nhà khoa học thuộc Đại học Alberta chuyên nghiên cứu các bộ hóa thạch cho biết việc phát hiện được một bộ xương cổ động vật là điều rất hiếm hoi. Ông cho biết: “Hiếm gặp trường hợp cùng một lúc khai quật được cả phần đầu và phần cổ dài của khủng long bởi sau khi con vật chết thì phần đầu quá nhỏ lại rất dễ gãy”.
"Tôi đoán rằng người Trung Hoa cổ đại có thể đã tình cờ nhìn thấy bộ xương khủng long cổ dài giống như con Qijianglong này rồi sau đó hư cấu nên con linh vật trong thần thoại của họ."
Người ta cho rằng loài sinh vật mới này nằm trong một nhóm khủng long gọi là mamenchisaurids, một loài khủng long ăn thực vật. Chúng được tìm thấy trên khắp châu Á cùng với chiếc cổ dài đặc biệt.
Tuy nhiên, không giống như những con khủng long khác trong nhóm, dường như trong các đốt xương khổng lồ của con Qijinglong có chứa các túi khí ngay chỗ đốt sống.
Điều ngày có nghĩa là mặc dù con vật có kích thước khổng lồ nhưng trọng lượng của phần cổ rất nhẹ.
Tuy nhiên không giống như những con con rồng trong truyền thuyết Trung Hoa, phần cổ cũng tương đối cứng. Các nhà khoa học chuyên nghiên cứu hóa thạch phát hiện ra rằng những đốt xương sống nối liền với các khớp xương, nghĩa là nó có thể gập lên gập xuống nhưng không thể điều khiển qua lại. Với thuộc tính này đồng nghĩa với việc sinh vật này cũng bị hạn chế nguồn thức ăn.
Qijianglong khác xa với loài mamenchisaurid “khủng” nhất, là sinh vật đầu tiên của nhóm Mamechisaurus được khai quật vào năm 1952, với chiều dài lên tới 35m.
Ông Miyashita, một nghiên cứu sinh đang làm việc cùng với giáo sư Philip Currie tại đại học Alberta cho biết với những khám phá mới từ đợt khai quật vào năm 2006 có thể sẽ giúp ích thêm được vài thông tin chi tiết vì sao những loài khủng long này lại có cổ dài như vậy.
Nghiên cứu của họ được công bố trên tạp chí Journal of Vertebrate Palaeontology.
Ông cho biết: “Từ hóa thạch của Qijinglong, chúng ta có thể thấy được những loài khủng long cổ dài tiến hóa rất đa dạng ở châu Á trong suốt kỷ Jura. Có điều gì đó rất đặc biệt đã xảy ra ở lục địa đó”.
“Chúng ta không thể tìm đâu ra loài khủng long có cổ dài hơn con khủng long Qijiang vừa khai quật được ở Trung Quốc”.
“Phát hiện mới này cho thấy loài khủng long này đã phát triển mạnh trong sự cô lập với thế giới bên ngoài”.
“Loài Mamenchisaurids tại sao không di cư tới những lục địa khác vẫn còn là một bí ẩn”.
Loài khủng long lớn nhất từng được tìm thấy
Bộ hóa thạch của loài khủng long lớn nhất từng được khai quật được tìm thấy ở Argentina có tên là Titanosaur, nặng 85 tấn, có trọng lượng bằng 14 con voi châu Phi, theo các nhà cổ sinh vật học.
Người ta cho rằng loài khủng long sauropod ăn cỏ tồn tại cách đây từ 95 triệu năm đến 100 triệu năm thuộc kỷ Phấn trắng, ở trong các khu rừng của Patagonia.
Sau khi được một nông dân phát hiện, các nhà khoa học đã khai quật được 150 đốt xương từ 7 bộ phận.
Họ ước tính con vật khổng lồ này cao 20m và dài 40m.