Yêu cầu Bộ Y tế hướng dẫn, công nhận xét nghiệm COVID-19 của doanh nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Nghị quyết 105/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19.

Đẩy nhanh mua máy móc, trang thiết bị y tế

Nghị quyết tái khẳng định vai trò quan trọng, ghi nhận những nỗ lực, sự chung sức, các nghĩa cử cao đẹp… của các thành phần kinh tế nêu trên trong công tác phòng, chống COVID-19. Nghị quyết khẳng định lãnh đạo Đảng, Nhà nước thấu hiểu và chia sè với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang phải đổi mặt.

Để tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của dịch COVID-19, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh… Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện nhiều giải pháp.

Một trong những giải pháp quan trọng được Chính phủ đưa ra và yêu cầu Bộ Y tế phải thực hiện là về xét nghiệm và công nhận kết quả xét nghiệm COVID-19. Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Bộ này “trong tháng 9-2021 ban hành văn bản hướng dẫn việc doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh mua sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm, thực hiện việc tự xét nghiệm và việc công nhận kết quả xét nghiệm”.

Nhiệm vụ này được coi là quan trọng bên cạnh những nhiệm vụ khác về vaccine, cho phép bảo hiểm y tế thanh toán các hoạt động khám, chữa bệnh từ xa có thu phí…cũng như nhiệm vụ mua máy móc, trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch, thuốc điều trị COVID-19; sản xuất vaccine, thuốc điều trị COVID-19 trong nước.

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Y tế căn cứ vào tình tình hình kiểm soát dịch và mức độ bao phủ vaccine để hướng dẫn các địa phương thực hiện Chỉ thị 16 có lộ trình cụ thể cho cácc doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trở lại.

Các bộ, ngành khác tùy theo chức năng, nhiệm vụ cũng được Chính phủ yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ quan trọng khác với mục tiêu kiểm soát nhanh COVID-19.

Để doanh nghiệp tự đưa phương án sản xuất kinh doanh an toàn

Nhiệm vụ đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng được giao chính cho Bộ GTVT, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT.

Trong đó có việc phải hướng dẫn các địa phương thực hiện thống nhất “lụồng xanh” vận tải đường bộ và đường thuỷ toàn quốc, liên tỉnh, liên vùng... không để xảy ra tiêu cực, làm tăng chi phí. Đồng thời, ban hành hướng dẫn quy định về giao nhận, vận tải trong điều kiện phòng, chổng dịch COVID-19, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9-2021.

Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh chủ động nghiên cứu, thống nhất phương án điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của doanh nghiệp…

Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Các giải pháp này tập trung vào giảm mức đóng hoặc lấy kết dư quỹ BHXH để hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp… Đồng thời xem xét lại giá cước vận tải, giảm tiền điện, giá điện đúng đối tượng, tiếp tục giảm, gia hạn nộp thuế, phí, tiền thuê đất.

Đặc biệt, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2021; nghiên cứu, đánh giá tác động để xem xét việc giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo thời gian phù hợp với tình hình dịch COVID-19.

Công tác “ngoại giao vaccine” tiếp tục được nhấn mạnh, yêu cầu đẩy nhanh việc đàm phán, công nhận lẫn nhau về “Hộ chiếu vaccine” với các quốc gia, vùng lãnh thổ, đối tác nhằm mở cửa nền kinh tế khi điều kiện cho phép. Vấn đề này Chính phủ yêu cầu Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng trong tháng 9-2021.

Chính phủ giao Bộ KH&ĐT chủ trì giám sát việc triển khai nghị quyết này. 

Xem xét miễn đóng phí và giảm kinh phí công đoàn 

Chính phủ cũng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét miễn nộp đoàn phí công đoàn cho đoàn viên các địa phương bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong hai năm 2021 và 2022

Chính phủ đề nghị Tổng Liên đoàn báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh bị ảnh hường bời dịch COVID-19 được giảm đóng kinh phí công đoàn trong năm 2021 và 2022 theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Chính phủ còn đề nghị trong quá trình sửa đổi Luật Công đoàn thì nghiên cứu, đánh giá tác động để xem xét giảm mức đóng kinh phí công đoàn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm