Đập bỏ biệt thự cổ ở quận 1

Ngày 10 – 11, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Lê Văn Khoa đã có văn bản chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng về hướng giải quyết 2 căn biệt thự cổ số 12, Lý Tự Trọng, quận 1 và số 237, Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh.

Theo đó, biệt thự trên đường Lý Tự Trọng bị tháo dỡ chỉ còn 2 bức tường và cửa chính nên không thể phục hồi. Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc của Sở Quy hoạch Kiến trúc đánh giá biệt thự này thuộc loại đã biến mất, không còn giá trị. Sở Xây dựng TP.HCM sẽ xử lý theo hướng cho chủ sở hữu xây mới, chiều cao tối đa 70m.

Trước đó, căn biệt thự được bán cho một chủ mới với giá hơn 200 tỷ đồng. Sau khi mua lại, người này xin phép UBND phường Bến Nghé tháo dỡ mái ngói, chống dột, thay đổi dầm sàn mục nát, làm lại điện nước, lát gạch, sơn phết bên trong. Tuy nhiên, biệt thự bị đập gần như toàn bộ nên đã bị đình chỉ thi công.

Biệt thự cổ số 12, Lý Tự Trọng đã bị đập phá

Còn căn biệt thự Pháp gần 100 năm tuổi ở số 237, Nơ Trang Long, Bình Thạnh được xác định là căn nhà mang tính di sản văn hoá cần được bảo tồn.

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, phần nhà phụ phía sau của căn biệt thự đã tháo dỡ hoàn toàn. Mái ngói của nhà chính bị tháo dỡ hết, một phần xà gồ, kèo đã được dỡ xuống. Sở sẽ xử lý theo hướng đề nghị chủ nhà cải tạo, phục dựng lại như cũ.

Căn biệt thự này hồi tháng 6 bị chủ đầu tư lén lút phá bỏ phần mái và một số gờ trang trí,… Sau đó, UBND quận Bình Thạnh yêu cầu ngừng thi công.

Trước đó, UBND TP.HCM đã chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch Kiến trúc về việc tháo dỡ công trình nhà ở có nguồn gốc biệt thự tại khu đất số 2, đường Tăng Bạt Hổ, quận 5. Đồng thời giao UBND quận 5 phối hợp với Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch Kiến trúc hướng dẫn việc cấp phép xây dựng công trình đối với khu đất sau khi tháo dỡ.

Theo Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, hiện nay TP.HCM có khoảng 1.500 biệt thự cũ. Dự thảo tiêu chí do Viện này định nghĩa biệt thự là nhà ở riêng biệt, có sân vườn, hàng rào và lối ra vào riêng biệt, có số tầng chính không quá ba tầng.

Đồng thời, có ít nhất ba mặt nhà trông ra sân hoặc vườn, có diện tích xây dựng không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất, được xác định là khu chức năng trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các biệt thự xây dựng trước năm 1975 đều được coi là biệt thự cũ. Các biệt thự cũ được phân loại thành ba nhóm. Việc phân loại dựa trên chấm điểm sáu tiêu chí cụ thể. Trong đó, 3 tiêu chí chính là kiến trúc, nghệ thuật – cảnh quan đô thị – lịch sử văn hóa. Ba tiêu chí phụ gồm tính nguyên gốc – tính toàn vẹn và tình trạng chất lượng công trình.

Nhóm 1 là các biệt thự có giá trị điển hình về mặt lịch sử văn hóa, cảnh quan đô thị, kiến trúc nghệ thuật do Hội đồng phân loại biệt thự xác định, lập danh sách và UBND TP.HCM phê duyệt.

TP.HCM yêu cầu chủ căn biệt thự ở số 237, Nơ Trang Long, Bình Thạnh phục dựng lại như cũ

Nhóm 2 là các biệt thự không thuộc nhóm 1 nhưng có giá trị về mặt lịch sử văn hóa, cảnh quan đô thị, kiến trúc nghệ thuật do Hội đồng phân loại biệt thự xác định, lập danh sách và trình UBND TP.HCM phê duyệt. Nhóm 3 là các biệt thự không thuộc hai nhóm trên.

Nhóm 1 và nhóm 2 cần được bảo tồn theo nguyên tắc giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng, độ cao. Nhóm 3 không cần bảo tồn, được phép tháo dỡ khi có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình mới. Việc tháo dỡ thực hiện theo các quy định của pháp luật về quy hoạch, kiến trúc và pháp luật về xây dựng.

Hiện nay, TP.HCM có khoảng 1.500 biệt thự cũ, được xây dựng trước năm 2975 và tập trung nhiều nhất ở quận 1, 3 trên các đường Nguyễn Đình Chiểu, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Minh Khai...

Tuy nhiên, khảo sát của Trung tâm nghiên cứu kiến trúc cho thấy, có đến gần nửa biệt thự cổ đã không còn. Đường Nguyễn Đình Chiểu từng có 53 căn hiện chỉ còn 24, đường Hai Bà Trưng 40 căn giờ chỉ còn khoảng 20, đường Lê Quý Đôn và Mạc Đỉnh Chi nay chỉ còn 6 trong số 20 căn...

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Lãi suất tiết kiệm thấp 'chạm sàn', dòng tiền đầu tư chảy vào đâu?

Lãi suất tiết kiệm thấp 'chạm sàn', dòng tiền đầu tư chảy vào đâu?

(PLO)- Luôn được đánh giá là một trong những kênh đầu tư sinh lời tốt nhất, bất động sản càng cho thấy sức hút khi lãi suất tiết kiệm liên tục rơi tự do, thiết lập nhiều “đáy” mới. Để đón sóng, một số chủ đầu tư lớn đã nhanh chóng tung ra các chính sách hỗ trợ đột phá.

Nhu cầu thuê chung cư vẫn trong xu hướng tăng trong khi nguồn cung sẵn có thiếu hụt. Ảnh minh họa: TIỂU MINH

Mỗi năm, giá căn hộ tăng trưởng 2 chữ số

(PLO)- Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết giá căn hộ liên tục tăng trong những năm qua, bất chấp bối cảnh khó khăn chung của toàn thị trường bất động sản.

‘Đổi vận’ từ thuê trọ thành chủ căn hộ hạng sang nhờ biết tận dụng gói vay

‘Đổi vận’ từ thuê trọ thành chủ căn hộ hạng sang nhờ biết tận dụng gói vay

(PLO)- Giữa bối cảnh giá thuê nhà liên tục tăng cao, nhiều người trẻ đã linh hoạt tận dụng ưu đãi thanh toán tốt chưa từng có từ chủ đầu tư để mua nhà. Việc hoán đổi chi phí thuê nhà vào dòng tiền trả góp được xem là bài toán thông minh của người trẻ khi vừa thoát cảnh thuê trọ vừa sớm có nhà riêng.

Lợi thế 'không thể sao chép' của dòng căn hộ hạng sang, vị trí lõi trung tâm

Lợi thế 'không thể sao chép' của dòng căn hộ hạng sang, vị trí lõi trung tâm

(PLO)- Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, nhiều nhà đầu tư sành sỏi tiếp tục đặt niềm tin vào dòng sản phẩm căn hộ hạng sang, đặc biệt là tại các dự án có vị trí kim cương ở vùng lõi trung tâm với kỳ vọng sớm gia tăng giá trị bất động sản, đồng thời thu về lợi nhuận bền vững từ việc cho thuê đều đặn.