Mới đây hãng nghiên cứu thị trường (Đức) vừa công bố báo cáo Made In Country Index 2017 cho thấy hàng hóa “Made in Viet Nam” được 34/100 điểm, xếp thứ 46 trong danh sách. Trong khi hàng Made in China chỉ đạt 28 điểm, xếp thứ 49.
Trong 10 đặc tính sản phẩm được đưa ra, hàng Việt Nam được đánh giá cao hơn hoặc tương đương Trung Quốc tại 7 tiêu chí. Đó là sự độc đáo, hàng thật, mức độ công bằng trong sản xuất, chất lượng cao, độ bền, độ bảo mật và khả năng chứng tỏ địa vị.
Cũng theo khảo sát, Trung Quốc có danh tiếng "rất tệ tại Đông Nam Á" nói riêng và cả thế giới nói chung. Chỉ 10% người Việt Nam, 15% người Thái Lan, 17% người Singapore và 14% người Philippines có đánh giá tích cực về hàng hóa nước này. Tỷ lệ tại các nền kinh tế khác trong khảo sát đa phần dưới 30%, thậm chí là 0%.
Trong khi đó, hàng Việt Nam lại được 34% người khảo sát Trung Quốc nhận xét đáng tin cậy. Tỷ lệ này tại các nước Đông Nam Á dao động trong khoảng 7-23%.
Cũng theo báo cáo trên, các nước trên thế giới đánh giá hàng Việt Nam vẫn được tin dùng hơn hàng Trung Quốc. Tuy nhiên ở Trung Quốc, hàng “made in China” vẫn được người tiêu dùng Trung Quốc tin tưởng hơn.
Trong khi tại Việt Nam hàng Việt Nam chỉ xếp 45/52 về mức độ uy tín, người tiêu dùng Việt Nam vẫn ưa chuộng và tin tưởng hàng Nhật nhất.
Liên quan đến các chỉ số xếp hạng trên, ông Hoàng Trọng chuyên gia cố vấn chuyên môn Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao nói: " Các sản phẩm hàng “made in Viet Nam” da giày, quần áo của các công ty đa quốc gia được sản xuất tại Việt Nam… thì được người tiêu dùng thế giới đánh giá cao vì công nhân Việt tay nhỏ khéo tay hơn công nhân Trung Quốc, phù hợp với kết quả trên".
Doanh nghiệp Nhật tìm cách đưa các mặt hàng thủy hải sản Nhật vào Việt Nam
Còn việc hàng “made in China” được người tiêu dùng Trung Quốc tin tưởng hơn điều này cũng không có gì lạ vì khoảng cách hàng sản xuất nội địa và xuất khẩu của Trung Quốc có thể không nhiều như đối với hàng sản xuất tại Việt Nam. Trong khi hàng Việt Nam sản xuất trong nước và xuất khẩu thì tiêu chuẩn khác nhau, khoảng cách xa hơn thậm chí có hiện tượng nhà sản xuất không coi trọng người tiêu dùng.
Chẳng hạn chúng ta xuất khẩu cá ba sa sang nước ngoài chất lượng tốt nhưng trong nước một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh khi cùng sản phẩm cá đông lạnh, giá như nhau nhưng của doanh nghiệp này tỷ trọng nặng hơn, do tỉ lệ mạ băng nhiều, nhưng khi người tiêu dùng chế biến như chiên xào sẽ phát hiện ra ngay.
Mặt khác, do nhiều người tiêu dùng Việt do thu nhập chưa cao vừa muốn chất lượng tốt, muốn giá rẻ nên có nhà sản xuất phải hạ tiêu chuẩn chất lượng xuống để đáp ứng, trong khi những người có thu nhập cao muốn mua sản phẩm chất lượng cao thì không chấp nhận do đó không thích dùng hàng “made in Viet Nam”.
Điều này có lỗi của nhà sản xuất, nhưng người tiêu dùng phân hóa cũng tạo áp lực lên doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có sự linh hoạt, nếu chỉ chạy theo chiến lược giá rẻ thì cuối cùng sẽ thất bại.
Theo ông Trọng, nhiều nhà sản xuất Việt lâu nay không biết cách làm thương hiệu bài bản, không có chiến lược rõ ràng, không xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu, không có kênh tiếp cận rõ ràng. Sản phẩm chưa được đầu tư chất lượng cảm nhận,thương hiệu, truyền thông cho tương xứng với chất lượng vật lý.Do đó các doanh nghiệp cần đầu tư cho chất lượng cảm nhận song song với đầu tư thêm cho chất lượng của sản phẩm…
Nhìn nhận ở góc cạnh khác, bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, Cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho Chính phủ Malaysia, cho rằng thương hiệu quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Khi nhìn “Made-in-”, người tiêu dùng ngay lập tức có một niềm tin nào đó vào sản phẩm và thương hiệu.
"Do đó, để thương hiệu quốc gia này mạnh lên, doanh nghiệp tại quốc gia đó cần hợp tác cam kết theo một số chuẩn chất lượng để tạo nên sức mạnh chung cho nguồn gốc thương hiệu của mình", bà Vân nói.
Tuy nhiên, trước nhiều ý kiến thắc mắc: Vì sao các nước trên thế giới đánh giá hàng Việt Nam vẫn được tin dùng hơn hàng Trung Quốc, nhưng tại Việt Nam hàng Việt Nam chỉ xếp 45/52 về mức độ uy tín, người tiêu dùng Việt Nam vẫn ưa chuộng hàng ngoại kể cả hàng Trung Quốc? Trả lời câu hỏi này một số chuyên gia ho rằng một phần do tâm lý còn chuộng hàng ngoại của người Việt, tức nhiều người vẫn nghĩ cứ hàng ngoại là tốt.