Thống đốc: Có thể giảm lãi suất cho vay trung - dài hạn

Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng yêu cầu này là rất khó. Dẫn kết quả thảo luận của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ mới đây, ông Bình cho biết lạm phát 2015 ở mức 0,63% - rất thấp so với định hướng 5%. Chủ yếu do yếu tố bên ngoài, tức là giá dầu giảm kèm theo chi phí đầu vào giảm. Điều này đã diễn ra từ mấy năm nay, theo đó nếu loại trừ các yếu tố bất thường thì lạm phát 2014 phải ở mức xấp xỉ 5% và 2015 là 3%. Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước phải dựa trên chỉ số lạm phát cơ bản này, nên thực tế dư địa giảm lãi suất không còn nhiều.

Ngoài ra, diễn biến 2015 cho thấy tín dụng tăng trưởng mạnh, khoảng 18%, trong khi huy động mới tăng 13%. Năm tới, cùng với đà phục hồi kinh tế, nhu cầu vốn trong sản xuất, tiêu dùng sẽ lên cao, dự kiến tăng trưởng tín dụng phải ở mức 20% mới đáp ứng.

Chưa kể, phải dành một phần dư địa để phát hành trái phiếu chính phủ, nguồn quan trọng để đầu tư phát triển. Rồi biến động tỉ giá cũng gây sức ép không nhỏ, mà lẽ thường để chống đỡ, nhà điều hành sẽ phải nâng lãi suất huy động nội tệ...

Các yếu tố trên, theo ông Bình sẽ gây áp lực nâng lãi suất huy động, từ đó tác động tới lãi suất cho vay. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước sẽ nỗ lực để duy trì mặt bằng lãi suất ổn định như năm 2015. Nếu diễn biến thuận lợi cho phép, sẽ kéo giảm lãi suất cho vay trung - dài hạn đi 0,3%-0,5% như đã thực hiện trong năm nay.

Để đạt được mục tiêu này, ông Bình đề nghị các bộ, ngành, địa phương đặc biệt lưu ý kiểm soát lạm phát. “Năm nay thấp nhưng không có gì chắc chắn sẽ giữ được lạm phát 2016 ở mức 5% mà Quốc hội đề ra” - ông nhấn mạnh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm