Bác sĩ chuyên khoa không được vắng mặt lâu tại phòng khám

Chính phủ vừa công bố lấy ý kiến Dự thảo Nghị định về hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, dư luận đã xôn xao với quy định về không cho phép các bác sĩ đang công tác tại bệnh viện nhà nước được mở phòng khám riêng: “Người đang hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước không được đăng ký làm người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước”.

Có ý kiến cho rằng quy định này mới, tới đây có thể khiến nhiều phòng khám tư phải đóng cửa. 

Tuy nhiên, thực tế đây không phải là quy định mới, nội dung này đã được quy định từ trước đó tại Thông tư 41/2011/TT-BYT và nay được “nhấc” lên thành nghị định. Do đó chắc chắn sẽ không có nhiều xáo trộn xảy ra bởi quy định này.

Nhiều ý kiến khác thì lại cho rằng việc quy định này là tiến bộ vì bảo đảm được lợi ích cho người bệnh khi đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế.

Bác sĩ chuyên khoa không được vắng mặt lâu tại phòng khám ảnh 1
 

Không cho bác sĩ chuyên môn vắng mặt lâu

Đặc biệt, ngoài việc nhắc lại tám nguyên tắc đăng ký hành nghề hiện hành, Dự thảo nghị định bổ sung thêm nguyên tắc thứ 9 quy định về việc vắng mặt của bác sĩ chuyên môn tại cơ sở khám, chữa bệnh. Đây được cho là quy định nhằm siết chặt hơn về chất lượng của các cơ sở khám, chữa bệnh đang nở rộ như hiện nay.

Cụ thể, dự thảo nghị định nêu rõ: Trường hợp người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vắng mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vì lý do ốm đau, nghỉ phép, đi học hoặc vì các lý do khác thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh đó có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đăng ký hoạt động và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng (nếu vắng dưới ba ngày); phải có văn bản báo cáo Sở Y tế nếu vắng trên ba ngày;
Nếu thời gian vắng mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ 30 đến 180 ngày thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 9 điều này, có văn bản báo cáo Sở Y tế và được Sở Y tế chấp thuận bằng văn bản;

Nếu thời gian vắng mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên 180 ngày thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải làm hồ sơ, thủ tục đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Hiện dự thảo đang được công bố để lấy ý kiến đóng góp, nếu thông qua sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Chính sách mới có hiệu từ tháng 3-2024

Chính sách mới có hiệu từ tháng 3-2024

(PLO)- Tăng trần giá vé máy bay nội địa, bãi bỏ quy định về cho vay vốn mua máy tính đối với học sinh, sinh viên khó khăn... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3-2024.

Từ 1-1-2024, bị loạn thị vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự

Từ 1-1-2024, bị loạn thị vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự

(PLO)- Theo Thông tư mới, người bị loạn thị nếu các tiêu chuẩn khác về sức khoẻ đạt yêu cầu thì vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự, thay vì quy định tất cả các trường hợp viễn thị đều không đủ điều kiện sức khoẻ như hiện nay.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11-2023

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11-2023

(PLO)- Giảm tiền thuê đất năm 2023, hướng dẫn vị trí việc làm đối với nhiều lĩnh vực... là những chính sách mới nổi bật sắp sẽ có hiệu lực từ tháng 11 tới đây.