Theo đó, TP tổ chức tự kiểm tra 100% văn bản QPPL do UBND các cấp tại TP.HCM ban hành từ ngày 1-1-2018 đến ngày 31-12-2018, kịp thời phát hiện và chủ động sửa đổi, bổ sung khắc phục những sai sót, hạn chế trong các văn bản QPPL. Đơn vị thực hiện: Giám đốc Sở Tư pháp, trưởng Phòng Tư pháp, công chức tư pháp-hộ tịch.
Cùng đó là, kiểm tra theo thẩm quyền đối với 100% văn bản QPPL do HĐND, UBND quận, huyện ban hành. Kịp thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật, chú trọng những văn bản trong lĩnh vực nhà ở, đất đai, doanh nghiệp, đầu tư, văn bản có chứa thủ tục hành chính, phí và lệ phí. Đơn vị thực hiện là Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp. Thời gian thực hiện các nội dung trên là cả năm.
Ngoài ra, TP cũng sẽ kiểm tra văn bản có chứa QPPL nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL; văn bản có chứa QPPL hoặc có thể thức như văn bản QPPL do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành gửi đến hoặc khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Đơn vị thực hiện là Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp. Thời gian thực hiện: Cả năm.
Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp sẽ đôn đốc thực hiện kết luận kiểm tra văn bản đối với văn bản có dấu hiệu trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản thực hiện, kịp thời báo cáo UBND TP, UBND quận, huyện về tình hình thực hiện kết luận kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.
Kế hoạch này được cho là nhằm triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách TP năm 2018 và chương trình công tác ngành tư pháp năm 2018.