Đừng để đơn thư "chạy lòng vòng"

“Thực tế cho thấy đơn thư còn bị chuyển vòng vèo, dẫn đến nhiều vụ tồn đọng, khiếu kiện vượt cấp” - ông Hùng nói.

Theo ông Hùng: “Không thể cứ tiếp dân rồi đơn thư lại chuyển đến ba, bốn nơi. Luật phải làm rõ, nếu không những tồn tại sẽ không thể được giải quyết”.

Cùng chung quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng các trụ sở, văn phòng tiếp nhận đơn thư của người dân có thể áp dụng “cơ chế một cửa”, tức là “nơi đi cũng là nơi đến của thư”. “Người dân đến đây gửi đơn thư và sẽ nhận được câu trả lời tại nơi này mà không phải chạy vòng vo. Có như vậy luật mới đảm bảo được tính độc lập, nếu không thì những quy định trong dự luật cũng chỉ là một quy trình của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo mà thôi” - ông Khoa nói.

Cùng ngày, thảo luận về dự án Luật Việc làm, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho hay thực tiễn triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp hơn ba năm qua cho thấy các trung tâm dịch vụ việc làm của ngành LĐ-TB&XH đang thực hiện việc tiếp nhận đăng ký thất nghiệp còn việc chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp do cơ quan Bảo hiểm Xã hội thực hiện. Việc phân định này làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận chính sách, cụ thể là phải làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại hai cơ quan, chưa phù hợp với tinh thần cải cách hành chính.

Để khắc phục tình trạng này, dự thảo luật sửa đổi theo hướng quy định trung tâm dịch vụ việc làm của ngành LĐ-TB&XH thực hiện tiếp nhận đăng ký thất nghiệp, lập hồ sơ thất nghiệp; giải quyết và chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, cơ quan Bảo hiểm Xã hội chịu trách nhiệm thu và quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

THÀNH VĂN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm