Những cảnh báo về môi trường xã hội

Nhưng con người cũng là thủ phạm của sự tàn phá đó. Và cũng con người đang tàn phá môi trường xã hội, tức là tàn phá chính mình.

So với ô nhiễm môi trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường xã hội đáng sợ không kém. Đầu độc sông, đầu độc biển như Vedan, như Huyndai Vinashin... thì rồi buộc chúng phải bỏ tiền ra khắc phục hậu quả. Nhưng khi con người bị đầu độc về thể xác, đặc biệt là về tâm hồn, về nhân phẩm do hệ thống miễn nhiễm có vấn đề, dù được khắc phục tích cực nhất, quyết liệt nhất thì di chứng để lại vẫn hằn rất sâu, không chỉ ở nạn nhân mà còn ở cộng đồng. Cộng đồng nhỏ là gia đình và cộng đồng lớn là xã hội nơi sinh ra và nuôi dưỡng họ. Thế thì liệu cộng đồng ấy có chịu trách nhiệm về những thành viên hư hỏng của mình không? Có cần phải soát xét lại xem cái gì đã tác động đến sự hư hỏng ấy?

Thế mà cộng đồng lại đang chung sống với tội ác: Hiện có 17.807 đối tượng bị truy nã hoặc trốn thi hành án, trong đó có hơn 4.000 tội phạm nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. Năm qua cũng là năm các vụ phạm tội kinh tế, tham nhũng và môi trường tăng 13% nhưng trong số hơn 600 đối tượng bị kết án tham nhũng thì có tới 30% được cho hưởng án treo. Mà “treo” nghĩa là người phạm tội vẫn cứ sống với cộng đồng. Trong sáu tháng đầu năm 2008, có 5.746 vụ phạm tội với 9.000 đối tượng là người chưa đến tuổi thành niên gây ra, chủ yếu từ 16 đến 18 tuổi, chiếm 20% tổng số vụ án hình sự trong cả nước. Như vậy là số vụ tội phạm có sự tham gia của các đối tượng vị thành niên tăng 11,8% so với năm 2007, trong đó có sự tham gia của sinh viên, học sinh tăng 9%. Đã xuất hiện nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng như giết người cướp của, cưỡng hiếp trẻ em, bắt cóc tống tiền có sự tham gia gây án của nhóm này.

Và xã hội giật mình trước những hành vi tội ác quái đản như mẹ cắt gân, cắt gót, cắt ngón tay của con đẻ, cha vác dao rựa chém con gái 15 tuổi gục xuống thềm, em ruột đâm chết anh chỉ vì anh vô tình đi ngang qua chạm phải ngay trong nhà... Không giật mình sao được khi cứ 28 giờ lại có một ca tự tử, trong đó 72% là nữ, đa số người tự tử ở độ tuổi dưới 35, một nửa số đó dưới 25 tuổi (công nhân chiếm 19%, học sinh sinh viên chiếm hơn 16% và nông dân chiếm 4,2%) trong đó 53% là người độc thân. Đáng chú ý 93% người chọn nhà mình làm nơi kết thúc cuộc đời và 90% những người được cứu sống ân hận về hành vi tự tử.

Những sự kiện và hiện tượng đó nằm riêng rẽ đã kinh khủng nhưng khi gộp lại chính là sự báo động khẩn thiết. Vì cứu chữa môi trường xã hội khó hơn và phức tạp hơn rất nhiều. Sự cảnh báo đã quá muộn, đừng để muộn hơn nữa!

TƯƠNG LAI

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm