Học Bác cách trọng dụng người tài, đức

“Bác Hồ nhìn thấy cán bộ giỏi ở ngoài Đảng liền đưa vào bộ máy. Ông Nguyễn Văn Huyên 29 năm làm bộ trưởng Giáo dục không phải là đảng viên. Không phải cứ đảng viên mới đào tạo được đâu. Cách suy nghĩ nếu cứ hạn hẹp như thời gian trước hoặc cứ dừng ở mức nhận thức như hiện nay, tôi chắc rằng chưa thể đưa đất nước đi lên”.

Điều ông Phạm Thế Duyệt phát biểu trên đây không phải là cá biệt, mà là một “nét son” trong việc sử dụng nhân tài nhằm mục đích phát huy trí tuệ, tập hợp, đoàn kết dân tộc ngay từ những ngày đầu khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nên nhớ rằng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chỉ có ông Nguyễn Văn Huyên làm bộ trưởng Bộ Giáo dục mà còn có cả cụ Huỳnh Thúc Kháng làm bộ trưởng Bộ Nội vụ. Đặc biệt nhất, khi Hồ Chủ tịch sang Pháp đàm phán, cụ Huỳnh Thúc Kháng còn được giao quyền chủ tịch nước.

Rồi sau cuộc bầu cử Quốc hội năm 1946, đích thân Đảng vận động Việt Minh nhường ghế cho người ngoài Đảng là các vị trí thức, kể cả quan lại của chế độ cũ. Thậm chí người nắm giữ chức vụ trưởng Ban Thường trực, tương đương chủ tịch Quốc hội hiện nay, lại thuộc về cụ Nguyễn Văn Tố. Nên nhớ, cụ Nguyễn Văn Tố là một học giả uyên bác và không thuộc một đảng phái nào khi đó. Sau cụ Nguyễn Văn Tố thì đến cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên là thượng thư bộ Hình của triều Nguyễn…

Tất nhiên, có nhiều lý do khác nhau nhưng rõ ràng việc dùng người tài ngoài Đảng thời đó so với hiện nay có nhiều điều làm chúng ta băn khoăn. Đến nỗi hồi năm 2016, TS Lê Nguyễn Minh Quang, người ngoài Đảng, được bổ nhiệm giữ chức trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM trở thành sự kiện xôn xao dư luận.

Nói thế để thấy rằng nhân tài ngoài Đảng có thể đang chưa được trọng dụng đúng với yêu cầu phát triển. Xét cho đến cùng, dùng được người tài không phải là điều dễ dàng nhưng cũng không phải là điều khó khăn nếu có những cơ chế đột phá. Số lượng đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2016 vào khoảng 4,5 triệu, trong khi dân số nước ta đã gần 100 triệu người. Điều ấy khẳng định chắc chắn rằng: Những người có tài, có tâm huyết và chuyên môn chắc chắn vẫn còn rất nhiều ngoài xã hội.

Chắc chắn có rất nhiều nguyên nhân khiến người tài còn ở ngoài Đảng. Vậy thì, hoặc là Đảng phải dùng người tài, bất kể là người đó ngoài Đảng, miễn là họ hết lòng vì Tổ quốc, dân tộc, hoặc là Đảng phải có cách thu hút người tài. Rất nhiều chuyên gia, học giả đã từng khẳng định với chúng tôi rằng: Chỉ có hiền tài mới sản sinh ra thể chế tốt, mới biết cách kiểm soát quyền lực và thúc đẩy đất nước phát triển.

Chợt nhớ tới Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch có đoạn: “Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc”. Tinh thần này chắc chắn phải tiếp tục để “hễ là người Việt Nam” thì cùng chung tay đưa quốc gia đến Thịnh Vượng, Trường Tồn.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang hướng dẫn học trò thực hành nghiên cứu. Ảnh: ICC

Cần đột phá chính sách để giữ chân những người thầy giỏi

(PLO)- Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang được triển khai quyết liệt. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong đó là phát triển đội ngũ nhà khoa học.

Chuyển đổi số, AI và tự động hóa giúp doanh nghiệp tư nhân nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa vận hành và tăng trưởng bền vững. Ảnh: PV

Loại bỏ rào cản để kinh tế tư nhân bứt phá

(PLO)- Kinh tế tư nhân đã và đang là động lực quan trọng của nền kinh tế. Nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý, khu vực này không chỉ giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cao mà còn nâng tầm vị thế trên trường quốc tế.

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

(PLO)- Từ vụ kẹo Kera, cơ quan chức năng cần mở rộng phạm vi làm việc, xác minh các doanh nghiệp đứng sau các KOL, KOC nói chung để xem có hay không hành vi vi phạm hay không để xử lý đến nơi đến chốn, tận gốc rễ vấn đề.

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

(PLO)- Thú cưng vừa là tài sản vật chất vừa là tài sản tinh thần của người nuôi nhưng cảm giác về sự an toàn trước chó, mèo, vật nuôi cũng là quyền cơ bản của người dân, cần phải được pháp luật bảo vệ, cần phải được các chủ nuôi thú cưng tôn trọng.

Nghề y cần cơ chế đặc thù

Nghề y cần cơ chế đặc thù

(PLO)- Tôi có một anh bạn thế hệ đầu 9X đang làm bác sĩ ngoại khoa ở một bệnh viện tuyến đầu tại TP.HCM. Hôm rồi gọi rủ anh ấy đi ăn tối trước thềm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) và như thường lệ, anh ấy chỉ kịp trả lời: “Bạn ơi, tôi sắp vào phòng mổ, bạn để tôi xếp lịch rồi báo lại nghen”…

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

(PLO)- Người dùng mạng xã hội cần có trách nhiệm hơn trong mỗi lượt share, mỗi cú nhấn like; tránh chuyện “tay nhanh hơn não”, dễ dính vào rắc rối pháp lý, bị phạt nặng hoặc thậm chí phải đối diện với chuyện tù tội.

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...