Không chỉ lừa đảo, còn nhũng nhiễu, dọa dẫm

Vì sao DN sợ? Vì bọn mua bán danh hiệu táo tợn nhân danh các cấp lãnh đạo quan trọng, lại còn đeo bám dai dẳng, trơ trẽn, đủ trò dọa nạt, lấy danh nghĩa các hiệp hội trung ương, văn phòng Quốc hội, các ủy ban nhà nước... Tệ nạn này đang đến đỉnh điểm, đến nỗi nhiều DN ức chế, phản ứng quyết liệt.

Một DN nhỏ làm tương hột ở Vĩnh Long kể: “DN tôi nhỏ xíu, lo ăn từng bữa mà họ gọi điện thoại báo tin vui là đã được bình chọn DN thành đạt. Tôi năn nỉ “Em khổ lắm anh ơi” thì họ nói vậy họ thông cảm giảm cho 5 triệu đồng, chỉ còn đóng 15 triệu đồng là được ra Hà Nội lãnh danh hiệu”. Một tập đoàn công nghệ cao, chủ là một nhà sáng chế Việt kiều được một tạp chí mời nhận danh hiệu xuất sắc mà ông hết sức lịch sự hẹn lần sau thì chỉ vài ngày sau được tin tạp chí này (Doanh nghiệp - doanh nhân và thương hiệu của Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam) đã bị rút giấy phép (ngày 30-10-2015 theo Quyết định số 1837 của Bộ Thông tin và Truyền thông). Lại có cả một chương trình tôn vinh khác do Văn phòng Quốc hội kết hợp Liên hiệp Phát triển DN Việt Nam trao tặng danh hiệu “Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam” và mọi việc do một công ty truyền thông mới thành lập được hơn một tháng thu tiền. Truy ra, công ty này hoạt động... không giấy phép! Cũng trong tháng 12-2015, một liên minh ma quỷ lại đi bán “Top 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam”, mà thư mời nhận danh hiệu được gửi cả cho một DN giải thể đã gần một năm và DN này “đội mồ” mang lại cho chúng tôi xem, cười méo xệch.

Những mẫu giấy giới thiệu hoành tráng ký tên các đồng chí lãnh đạo cao cấp nhất đang lưu hành trong hầu hết các cuộc mua bán lừa đảo và hình ảnh các vị này đến trao danh hiệu chỉ trong năm trước được in long trọng, có dùng photoshop ghép ảnh hay không khó mà xác thực. Lộng hành nhất là họ còn ra bảng giá, được đồng chí lãnh đạo Chính phủ trao danh hiệu, chụp ảnh thì chi phí là... 50 triệu đồng, còn Bộ thì chỉ có 30 triệu đồng.

Trò lừa đảo này được dung dưỡng, không truy đến cùng chứ truy thì có gì là khó? Mối lợi chắc chắn chỉ được chi cho những đường dây gồm người cả trong và ngoài nhà nước, dĩ nhiên không nộp ngân sách nhà nước mà tác hại thì khôn lường. Nó ngốn của DN một khoản tiền lớn, là khoản phí cơ hội lớn, thiệt hại lớn cả về tiền bạc, công sức, thời gian: Thay vì dùng tiền để nâng cấp nhân lực, đầu tư thay đổi thiết bị, công nghệ, ra sản phẩm mới... tăng sức chinh phục người tiêu dùng thì lại dành để mua những thứ hư danh giả mạo vô nghĩa. DN bị lừa vài lần thì tỉnh ra nhưng bị đeo bám hoài, né tránh không được, càng uất ức, mất niềm tin vào những danh hiệu “quốc doanh” và những cơ quan lưu manh mạo danh “xúc tiến”, “hỗ trợ”. Và thời buổi hội nhập này, cái bẫy hư danh đó càng nguy hiểm, nó cộng với mọi khoản chi phí đầu vào, thuế, phí vốn cao thành một thứ phí vô hình (cho hư danh) nữa.

Nói DN vì háo danh là đáng bị lừa thì chỉ đúng một nửa. Chính việc tham gia của những cái tên lớn đứng đầu các cơ quan lãnh đạo khiến DN ngán đụng chạm hay bị lừa.

Cần phải tấn công triệt để bọn lừa đảo này để chấm dứt trò lừa đảo gặm nhấm sức lực ngày càng hao mòn của DN.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang hướng dẫn học trò thực hành nghiên cứu. Ảnh: ICC

Cần đột phá chính sách để giữ chân những người thầy giỏi

(PLO)- Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang được triển khai quyết liệt. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong đó là phát triển đội ngũ nhà khoa học.

Chuyển đổi số, AI và tự động hóa giúp doanh nghiệp tư nhân nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa vận hành và tăng trưởng bền vững. Ảnh: PV

Loại bỏ rào cản để kinh tế tư nhân bứt phá

(PLO)- Kinh tế tư nhân đã và đang là động lực quan trọng của nền kinh tế. Nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý, khu vực này không chỉ giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cao mà còn nâng tầm vị thế trên trường quốc tế.

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

(PLO)- Từ vụ kẹo Kera, cơ quan chức năng cần mở rộng phạm vi làm việc, xác minh các doanh nghiệp đứng sau các KOL, KOC nói chung để xem có hay không hành vi vi phạm hay không để xử lý đến nơi đến chốn, tận gốc rễ vấn đề.

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

(PLO)- Thú cưng vừa là tài sản vật chất vừa là tài sản tinh thần của người nuôi nhưng cảm giác về sự an toàn trước chó, mèo, vật nuôi cũng là quyền cơ bản của người dân, cần phải được pháp luật bảo vệ, cần phải được các chủ nuôi thú cưng tôn trọng.

Nghề y cần cơ chế đặc thù

Nghề y cần cơ chế đặc thù

(PLO)- Tôi có một anh bạn thế hệ đầu 9X đang làm bác sĩ ngoại khoa ở một bệnh viện tuyến đầu tại TP.HCM. Hôm rồi gọi rủ anh ấy đi ăn tối trước thềm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) và như thường lệ, anh ấy chỉ kịp trả lời: “Bạn ơi, tôi sắp vào phòng mổ, bạn để tôi xếp lịch rồi báo lại nghen”…

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

(PLO)- Người dùng mạng xã hội cần có trách nhiệm hơn trong mỗi lượt share, mỗi cú nhấn like; tránh chuyện “tay nhanh hơn não”, dễ dính vào rắc rối pháp lý, bị phạt nặng hoặc thậm chí phải đối diện với chuyện tù tội.

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...