Vụ sập hầm thủy điện: Bắt đầu hút nước từ trong hầm ra ngoài

PLO ghi nhận trực tiếp từ hiện trường công tác cứu nạn trong vụ sập hầm thủy điện khiến 12 công nhân bị kẹt trong lòng đất từ sáng qua 16-12. 

Vui lòng bấm F5 để cập nhật thông tin.

22g:

Đường hút nước từ hạ nguồn đang khoan được vài chục mét và lực lượng cứu hộ vẫn tiếp tục chia ca để khoan xuyên đêm. 

Ở phía thượng nguồn (cửa vào hầm), máy bơm đang bơm nước từ trong hầm ra ngoài, tuy nhiên tốc độ khá chậm. Mặc dầu vậy, mực nước không còn dâng lên trong hầm nữa. 

Các lực lượng cứu hộ sẽ khoan và bơm nước ra suốt đêm để nhanh chóng hút hết nước bên trong hầm ra ngoài, tránh cho các công nhân phải tiếp tục bị ngâm mình trong nước lạnh như nhiều giờ qua.

21g30: 

Một thông tin làm vơi bớt nỗi lo của những người đang theo dõi diễn biến vụ cứu hộ sập hầm thủy điện: Đã bơm được nước từ trong hầm bị sập ra ngoài. Như vậy, mực nước trong hầm bị sập sẽ dần dần được khống chế, bớt đi nỗi nguy hiểm cho 12 nạn nhân đang bị kẹt giữa lòng đất.

20g55: 

Nói với Dân trí, ông Nguyễn Văn Yên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, tình trạng sức của 12 công nhân vẫn ổn định. Hiện đồ ăn, thức uống vẫn đang truyền qua đường ống vào bên trong hiện trường nơi các công nhân bị mắc kẹt. 

Vấn đề lo lắng lớn nhất đối với công tác cứu hộ là hiện bên trong lòng đất đang rất lạnh, nhiệt độ xuống thấp, nước trong khoang hầm ngập ngang ngực. Lực lượng chức năng đang cho khoan một đường từ đỉnh núi với độ sâu 70m, đường kính ống khoan 11cm để đưa quần áo chống rét  xuống cho các công nhân mắc kẹt. Khi đưa được quần áo xuống, các công nhân sẽ được an toàn.

Thông thêm đường ống 60mm, hút nước trong khoang hầm sập
Đường liên lạc với các công nhân qua lỗ thông nhỏ khoan được qua 35m đất đá cũng là đường ống để chuyển thức ăn vào khoang hầm sập (Báo Lâm Đồng).

 20g40:

Thứ trưởng Xây dựng Lê Quang Hùng cho Dân trí biết, hiện lực lượng cứu hộ đang đào 2 lỗ thoát nước để đưa ống phi 60 (đường kính 60mm) vào vị trí khoang hầm có các nạn nhân. Hiện đã thông được 1 ống, một ống còn lại hiện đã khoan được 16m trên tổng chiều dài 60m.

Như vậy dự kiến nếu không có gì trở ngại, sau đêm nay, 17/12 sẽ có 3 ống, trong đó 1 ống tiếp sữa và 2 ống mới. Song song với đó, lực lượng chức năng cũng đang cho khoan 1 lỗ phi 130 trực diện từ trên đỉnh đồi xuống hầm.

Hiện việc đào một hầm hình chữ nhật từ 1-1,5m để cứu người đã triển khai, kiến mất khoảng 48h để hoàn thành.

Vụ sập hầm thủy điện: Bắt đầu hút nước từ trong hầm ra ngoài ảnh 2 

20g40:

Ông Nguyễn Văn Yên, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết sức khỏe của nạn nhân ngạt thở đã dần ổn định. Hiện một mũi khoan đã đến chỗ các nạn nhân, mũi khoan khác còn cách nạn nhân 60 m. Hiện lực lượng cứu hộ đang tiến hành hút chân không, chuẩn bị tháo nước ra ngoài để cứu người.

Vụ sập hầm thủy điện: Bắt đầu hút nước từ trong hầm ra ngoài ảnh 3
Lưc lượng cứu hộ đang khoan để tháo nước và cung cấp dưỡng khí.

20g30:

Các công nhân bị nạn cho biết hiện họ đang bị lạnh. Hôm nay, l

ực lượng cứu hộ đã tiếp tế thức ăn được 4-5 lần. Chủ yếu là nước gừng, sữa, cháo loãng và khí ô xy dược bơm liên tục vào khu vực hầm.


TTO
dẫn lời thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết hiện lực lượng cứu hộ đã khoan thủng được một lỗ 60 cm từ cửa hầm chính vào trong. Cửa hầm còn lại phía bên kia đã khoan được 16m trong số 60m. Lỗ khoan này từ giờ đến khoảng nửa đêm sẽ thông.

Dự kiến việc hút nước ra sẽ bắt đầu thực hiện được trong khoảng từ 22-23g.

Mực nước hầm khu vực 12 công nhân gặp nạn đã dâng lên 1,2m.

Ngay lúc này, lực lượng cứu hộ mỏ, than khoáng sản bắt đầu đào hầm, phương pháp đào dích dắc, có thể hình vuông hoặc hình chữ nhật tùy theo địa hình. Mục đích đào hầm để đưa 12 nạn nhân ra ngoài.

Dự kiến 48 giờ tới mới đào xong.

Theo lực lượng cứu hộ, nhanh nhất 48 giờ tới 12 công nhân mới có thể được đưa ra ngoài.

20g:

Tại hiện trường, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên trực chiến cùng các lực lượng cứu hộ cho biết: Hiện đang tiếp tục khoan mũi khoan thứ ba đi vào đường hầm nhằm tháo nước sớm. Cho đến thời điểm này đã tiếp cận được gần đến vị trí người bị nạn. Trước mắt sẽ chuyền quần áo, thức ăn và sữa vào cho người bị nạn. 

Vụ sập hầm thủy điện: Bắt đầu hút nước từ trong hầm ra ngoài ảnh 4
 Đoàn cứu hộ từ Quảng Ninh tiếp cận được hiện trường vụ sập hầm - Ảnh do TKV cung cấp (Theo TTO)

19g50:

Ghi nhận của PV tại hiện trường, lực lượng cứu hộ đã khoan được khoảng 18m. Việc khoan này nhằm để đưa nước uống, lương thực, thuốc men vào lòng núi để giúp 12 công nhân bị nạn vượt qua được khoảng thời gian chờ đợi để được cứu. Đồng thời cũng để bơm nước từ trong hầm ra ngoài. Tuy nhiên, đến nay việc tiếp cận nguồn nước để bơm nước ra vẫn chưa thực hiện được, trong khi mực nước trong hầm vẫn không ngừng tăng lên.

Hiện có ba phương án khoan: khoan từ thượng nguồn (cửa vào hầm), khoan từ hạ nguồn (cửa ra) và phương án thứ ba là chuyển thiệt bị lên đỉnh núi để từ đó khoan sâu xuống.  

Các lực lượng cứu hộ vẫn tiếp tục thực hiện các mũi khoan để tiến sâu vào lòng đất, mở đường vào để bơm nước ra và cứu người. Việc khoan này được thực hiện xuyên đêm, chạy đua từng phút vì thời gian càng dài, tính mạng của 12 công nhân bị mắc kẹt càng nguy hiểm.

Theo thông tin trên VNE, các đơn vị cứu hộ chia thành 4 ca thay phiên nhau để khoan liên tục suốt đêm.

19g:

Đến thời điểm 19 giờ ngày 17-12, mực nước trong hầm đã dâng lên qua ngực. Đặc biệt, trong số các công nhân bị nạn có một người đang có biểu hiện khó thở tuy nhiên không thể đưa thuốc vào trong hầm để cứu chữa. Công nhân này có tiền sử hen suyễn. Hiện các lực lượng chức năng vẫn đang chạy đua với thời gian để bơm nước ra, cứu người.

Vụ sập hầm thủy điện: Bắt đầu hút nước từ trong hầm ra ngoài ảnh 5
Công tác cứu hộ đang khẩn trương tiến hành. 

18g30:

TTO dẫn lời ông Nguyễn Văn Yên - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lâm Đồng, cho hay chiều tối 17-12, giám đốc một doanh nghiệp tại Hà Nội đã liên lạc với lãnh đạo tỉnh đề nghị được tham gia công tác cứu hộ. “Họ nói họ có thiết bị có thể khoan ống đường kính 30cm thẳng từ trên đỉnh đồi xuống đường hầm, nếu chiều cao 70m thì chỉ khoan trong hai giờ nếu không gặp đá tảng. Tỉnh đã đồng ý để doanh nghiệp này đến để phối hợp cứu nạn” - ông Yên nới với TTO.

Cũng theo thông tin trên TTO, hội ý tại hiện trường với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và các lực lượng cứu hộ cứu nạn, ông Lê Quang Hùng - thứ trưởng Bộ Xây dựng - cho biết nhiệm vụ ưu tiên số một trong đêm là phải thực hiện các mũi khoan từ cả ba hướng để rút lượng nước đang dâng cao ở nơi 12 công nhân đang bị kẹt.

Đó là các mũi khoan ngang từ hướng của hầm bị sập (42m), khoan ngang từ phía hầm đối diện (60m) và khoan thẳng đứng từ trên mặt đồi xuống vị trí các nạn nhân bị kẹt (gần 100m).

“Lượng nước nơi các nạn nhân bị kẹt đang dâng lên, do vậy trước mặt phải rút nước ra để chống ngập trong hầm, chống rét cho các công nhân, sau đó mới tính tiếp đến phương án cứu người” - ông Hùng yêu cầu.

Cũng theo ông Hùng, trong tối 17-12, việc đào khối đất đá khổng lồ bị đổ sập trong hầm vẫn tiếp diễn nhằm đưa ống sắt phi 600cm vào để các nạn nhân bò ra.

Vụ sập hầm thủy điện: Bắt đầu hút nước từ trong hầm ra ngoài ảnh 6
Nhân viên Điện lực Lâm Đồng kéo dây điện vào trong hầm để khoan hầm. Ảnh: Phước Tuấn/VNE.

16g50:

Hiện tại, mực nước đã dâng lên hơn 1,2m. Lực lượng cứu hộ đang huy động thêm máy bơm để bơm nước ra ngoài. Đáng chú ý, đến thời điểm này (16g50 ngày 17-12), việc đưa sữa, nước uống tiếp tế cho các nạn nhân bị kẹt trong hầm trở nên rất khó khăn.

Dự kiến trong đêm nay, máy khoan chuyên dụng được đưa từ TP.HCM sẽ đến hiện trường. 

Chiều cùng ngày, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết: Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tập trung mọi lực lượng để cứu người trong thời gian sớm nhất. 

Vụ sập hầm thủy điện: Bắt đầu hút nước từ trong hầm ra ngoài ảnh 7

 Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã vào hiện trường vụ sập hầm thủy điện.

Trước đó, lúc 13 giờ 40 phút ngày 17-12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã có mặt tại hiện trường. Ssau đó không lâu, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng có mặt tại hiện trường tham gia chỉ đạo công tác cứu nạn.

16 giờ chiều nay, lực lượng cứu hộ đang tiếp tục khoan để tháo nước ra ngoài. Tuy nhiên hai mũi khoan từ trên đỉnh đường hầm và mũi khoan từ ngoài cửa hầm vào đang gặp khó khăn do gặp đá và nước dâng cao. 

Đến thời điểm này, danh sách 12 công nhân mắc trong hầm thủy điện Đạ Dâng được xác định như sau:

1. Phạm Xuân Đăng, 1964, Hợp Hòa, Tam Dương, Vĩnh Phúc

2. Nguyễn Anh Tuấn, 1981, Hà Tĩnh

3. Phạm Viết Lành, 1994, Nghệ An

4. Phạm Viết Nam, 1973, Nghệ An

5. Đặng Thị Hồng Ngọc, 1988, Nghệ An

6. Trương Tuấn Việt, 1984, Hà Nội

7. Nhỡ Văn Tường, 1986, Hà Nam

8. Hoàng Tiến Đoàn, 1989, Nam Định

9. Hoàng Anh Văn, 1980, Nam Định

10. Hoàng Đình Hường, 1984, Nam Định

11. Hoàng Đình Thịnh, 1986, Nam Định

12. Nguyễn Văn Quang, 1976, Hà Tĩnh

Vụ sập hầm xảy ra vào sáng 16-12 tại hầm thủy điện của nhà máy thủy điện Đa Dâng-Đa Chomo (thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) khi các công nhân đang khoan hầm, khiến 12 công nhân mắc kẹt.

Đến sáng nay (17/12), sức khỏe của cả 12 người này vẫn trong tình trạng ổn định. Hiện các lực lượng chức năng đang tích cực đào hầm để giải cứu các nạn nhân. Trong khi đó, sữa, cháo đã được chuyển vào hầm để suy trì sức khỏe cho các công nhân. Các trang thiết bị y tế và các dụng cụ khác cũng đã sẵn sàng để chờ đón 12 công nhân.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm