Hà Nội - Huế - Sài Gòn đầu thế kỷ XX (*)

Hà Nội – Huế – Sài Gòn đầu thế kỷ XX là tập hợp một số ảnh và bưu ảnh về ba thành phố những năm đầu thế kỷ XX, dựng lại bức tranh gợi lên những nét đổi thay tại ba nơi tiêu biểu cho ba miền của đất nước. Đó là sự bảo tồn những nét truyền thống gắn với lịch sử của Hà Nội trong bước đầu chuyển mình; những cái cổ kính của Huế gắn liền với một triều đại đã qua; và những cái mới của Sài Gòn trên con đường xây dựng một thành phố hiện đại.

Những hình ảnh đầu tiên phần lớn do người nước ngoài ghi lại. Đây là cái nhìn của phương Tây trước cảnh quan và con người phương Đông. Ấn phẩm còn có ảnh của các nhiếp ảnh gia người Việt từ cuối thế kỷ XIX như Đặng Huy Trứ (Hà Nội) đã mở hiệu Cảm Hiếu Đường năm 1869, Trương Văn Sán mở hiệu ảnh ở Huế năm 1878 và nhiều nhà nhiếp ảnh người Việt khác tham gia vào những thập niên đầu thế kỷ XX, trong đó có ông Khánh Ký, người đã dạy nghề chụp và sửa ảnh cho Nguyễn Ái Quốc ở Paris. Những bức ảnh của họ chứng tỏ sự nhạy cảm của người nghệ sĩ, nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật mới của phương Tây, biến nó thành một phương tiện bảo tồn và giao lưu văn hóa của riêng mình.

Giá trị lớn nhất của những tấm ảnh là tính chân thật. Nhờ vậy, sau một thế kỷ, ta vẫn có thể tìm lại cách ăn mặc và sinh hoạt của các tầng lớp người Việt xưa, có thể nhìn thấy các phố cổ của Hà Nội trước khi chúng được xây dựng lại, một vài kiến trúc thuộc địa sớm nhất ở Sài Gòn trước khi bị chiến tranh tàn phá...

PV

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm