Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: 'Để kết thúc một mối tình, hãy tặng người yêu một cuốn sách giả'

(PLO)- Theo nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, sách giả gây tác hại rất lớn đến tinh thần, tâm hồn và tình cảm con người. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 21-4, trong vai trò đại sứ văn hoá đọc TP.HCM, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã có buổi giao lưu trò chuyện với độc giả nhân Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam lần 3.

Nguyễn Nhật Ánh
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tại buổi giao lưu. Ảnh: VĂN HÀ

Sách giả có tác hại rất lớn

Tại buổi giao lưu trò chuyện, đề cập đến vấn đề nạn sách giả ngày càng nhiều, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho biết sách có vai trò đặc biệt trong đời sống tinh thần của mỗi người.

"Sách khác với đôi dép để mang, chiếc xe để chạy… Sách tuy là hình thức vật chất nhưng giá trị nó chuyên chở là giá trị tinh thần.

Sách giúp cho con người nâng cao tri thức, làm giàu có về mặt tâm hồn, trưởng thành thêm về mặt tình cảm và mài sắc ý niệm đạo đức qua chuyện mình yêu những nhân vật tốt, ghét nhân vật xấu trong truyện. Vì vậy việc có một cuốn sách giả sẽ rất là “kỳ”” – nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói.

nguyen-nhat-anh1.jpg
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Theo nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, ví dụ như trong một gia đình thích đọc sách và họ mua sách để làm tủ sách trong gia đình xem tủ sách như một tài sản tinh thần truyền lại cho con cái.

"Tuy nhiên chẳng may một ngày nào đó chúng ta phát hiện tài sản tinh thần mình muốn truyền lại cho những người thân yêu trong đó có sách giả thì tự nhiên nó giảm đi giá trị rất nhiều. Thành ra tác hại của sách giả ảnh hưởng rất lớn về tinh thần, tâm hồn tình cảm con người" – nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chia sẻ.

nguyen-nhat-anh3.jpg
Nhà văn ký tặng sách cho độc giả

Tôi cho rằng không có cách nào kết thúc một mối tình nhanh chóng bằng cách tặng cho người yêu của mình một cuốn sách giả nhân ngày sinh nhật của cô ấy

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đại sứ văn hoá đọc TP.HCM

Qua đó, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho rằng đa phần khán giả chưa thể nhận biết sách giả - thật nên mới có vấn đề như vậy và nhà văn lưu ý việc phân biệt bằng tem chống giả mà các NXB in phía sau sách.

“Nhà văn không nên quá can thiệp vào một bộ phim”

Là nhà văn có nhiều tác phẩm được chuyển thể thành phim nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng nhận về nhiều câu hỏi về cảm xúc khi những chi tiết trong sách bị lược bớt lúc lên màn ảnh rộng.

Trước câu chuyện này, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho rằng đây là vấn đề rất khó nói vì tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh nó lại hoàn toàn khác nhau bởi một bên được xây dựng trên ngôn ngữ chữ nghĩa và khi đọc sách thì độc giả tha hồ tưởng tượng theo ý mình còn khi lên phim nhân vật trong phim là nhân vật của đạo diễn, nhà văn, độc giả và đạo diễn sẽ hình dung ra nhân vật một cách khác nhau.

ngay-xua-co-mot-chuyen-tinh4-3810-1686.jpg
Dàn diễn viên Ngày xưa có một chuyện tình

"Khi làm phim thì đạo diễn có một ưu thế tuyệt đối so với những người khác là đưa đưa nhân vật lên phim theo sự tưởng tượng của mình Nhân vật trên phim là nhân vật của đạo diễn và nhà văn lẫn độc giả phải chấp nhận điều đó.

Khi tôi viết truyện thì tôi sẽ hình dung ra nhân vật một cách khác, người chuyển thể kịch bản hình dung một cách khác và đạo diễn hình dung cũng không giống tôi hay người viết kịch bản.

Nhưng đạo diễn là người quyết định chọn diễn viên, âm nhạc, cách kể câu chuyện như thế nào do đó trong các phân khúc đó thì hình dung của đạo diễn là quan trọng nhất vì đó là người trực tiếp làm nên bộ phim còn nhà văn khi đã viết xong cuốn sách thì đã xong trách nhiệm của mình.

Nhà văn nếu can thiệp sâu quá vào phim ảnh thì nhà văn không còn là một nhà văn mà là một phó đạo diễn. Nhà văn không nên quá can thiệp vào một bộ phim" – nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói.

Cũng theo nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, cách thưởng thức một tác phẩm văn học và một tác phẩm điện ảnh cũng khác nhau.

nguyen-nhat-anh2.jpg
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và độc giả nhí

"Một tác phẩm văn học có thể đọc trong 1 giờ, 1 tuần hay 1 tháng nhưng cảm xúc, sự thú vị vẫn không giảm đi. Xem một bộ phim thì khác, phim mình phải theo dõi từng giây phút nếu chừng 5 phút mình rơi ra khỏi bộ phim thì mình rơi ra khỏi câu chuyện và không thể nào thấy hấp dẫn, thú vị.

Do đó, đạo diễn tìm cách kể câu chuyện làm sao cho hấp dẫn, lôi kéo khán giả tập trung đó là điều khó với đạo diễn so với nhà văn" – nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho hay.

Tình yêu đọc sách cần có sự cộng hưởng

Chia sẻ về câu chuyện khơi gợi tình yêu đọc sách nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho rằng nó phải có sự cộng hưởng từ nhiều phía.

Đầu tiên là gia đình, ba mẹ quan tâm đến sự đọc của con cái hoặc nếu ba mẹ thích đọc sách thì tình yêu dành cho sách tự động nó sẽ truyền cho con cái.

Ở phương diện xã hội, nếu ở những vùng sâu vùng xa có thêm những thư viện thì sẽ giúp các em nhỏ đến gần với sách hơn.

Nhà văn, nhà xuất bản hãy cố gắng viết những tác phẩm hay, ra mắt những tác phẩm hấp dẫn thì tất cả mỗi góc độ sẽ góp phần tạo nên sự thích thú đọc sách cho các em

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm