1 xe có được dán 2 thẻ thu phí không dừng?

(PLO)- Trường hợp tài xế cố tình dán hai thẻ của hai nhà cung cấp dịch vụ thì sẽ xảy ra tình trạng lỗi khi di chuyển qua trạm thu phí không dừng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hiện nhiều tài xế phản ánh rằng xe khi đăng ký thẻ của VETC thì được báo rằng xe đã được dán thẻ ePass, mặc dù chưa đăng ký. Câu hòi đặt ra là chủ xe có được dán cả hai loại thẻ thu phí không dừng?

Mỗi phương tiện được dán một thẻ

Trước thực trạng trên, Bộ GTVT quy định mỗi phương tiện chỉ được đăng ký dịch vụ của một nhà cung cấp dịch vụ là Etag hoặc ePass.

Mỗi phương tiện chỉ được dán một loại thẻ. Ảnh: Kiên Cường

Mỗi phương tiện chỉ được dán một loại thẻ. Ảnh: Kiên Cường

VETC là nhãn hiệu thu phí không dừng của Công ty TNHH Thu phí tự động VETC. Thẻ định danh Epass của VDTC do Công ty CP giao thông số Việt Nam làm chủ đầu tư.

Công ty TNHH Thu phí tự động VETC cho biết trường hợp tài xế cố tình dán hai thẻ của hai nhà cung cấp dịch vụ thì sẽ xảy ra tình trạng lỗi khi di chuyển qua trạm. Bởi máy quét sẽ không thể nhận diện chính xác phương tiện và tài khoản. Do đó, tài xế cần cân nhắc và lựa chọn đăng ký dán thẻ VETC hoặc ePass.

VETC dán miễn phí lần đầu

Theo Bộ GTVT, hiện nay trên cả nước có hai loại thẻ thu phí không dừng là Etag của VETC và Epass của VDTC.

VETC là nhãn hiệu thu phí không dừng của Công ty TNHH Thu phí tự động VETC. Công ty bắt đầu triển khai và cung cấp dịch vụ thu phí không dừng từ năm 2015. Thẻ Etag là thẻ định danh được dán trên kính, đèn xe giúp chủ phương tiện đi qua trạm thu phí không dừng dễ dàng.

Để đăng ký sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của VETC và dán thẻ Etag, khách hàng có thể đến các địa điểm như: Trung tâm đăng kiểm; Trạm thu phí của VETC hoặc đại lý của VETC.

VETC miễn phí dán thẻ và kích hoạt tài khoản đối với khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ lần đầu. Trường hợp bạn đã có thẻ VETC nhưng thẻ bị hỏng, rách, VETC áp dụng chi phí dán lần hai là 120.000 đồng/lần.

Đối với thẻ định danh ePass của VDTC do Công ty CP giao thông số Việt Nam làm chủ đầu tư (công ty thành viên của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel), dán thẻ lên kính xe và đèn xe.

Ban đầu, VDTC dán miễn phí cho khách hàng trên cả nước, tuy nhiên đến nay hãng này đã thông báo mức phí cho mỗi lần dán thẻ là 120.000 đồng/lần.

Không đủ tiền trong tài khoản sẽ bị phạt

Theo Nghị định 123/2021, mức phạt vi phạm giao thông có nhiều sự thay đổi so với Nghị định 100/2019 trước đó. Đặc biệt, nghị định mới tăng mức phạt đối với xe không đủ điều kiện đi làn thu phí không dừng.

Tài xế cần chú ý quan sát làn, số tiền trong tài khoản để tránh bị phạt. Ảnh minh hoạ: Kiên Cường.

Tài xế cần chú ý quan sát làn, số tiền trong tài khoản để tránh bị phạt. Ảnh minh hoạ: Kiên Cường.

Theo đó, trường hợp tài xế không chú ý biển chỉ dẫn mà lái xe vào làn ETC khi chưa dán thẻ thu phí không dừng hoặc không đảm bảo số dư trong tài khoản giao thông đủ để trả phí sẽ bị phạt.

Cụ thể, Nghị định 123/2021 quy định xe chưa đăng ký thu phí tự động hoặc tài khoản không đủ tiền đi vào làn đường dành riêng ETC sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng.

Ngoài ra, tài xế cũng có thể đối diện với mức phạt 2.000.000 - 3.000.000 đồng nếu dừng, đỗ, quay đầu xe trái quy định, gây ùn tắc giao thông.

Dán thẻ thu phí không dừng cần những giấy tờ gì? Khi dán thu phí tự động, đối với khách hàng cá nhân cần mang các loại giấy tờ liên quan gồm: chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, giấy đăng ký phương tiện và giấy đăng kiểm.
Để giảm thời gian khi đến địa điểm dán, người dùng có thể đăng ký thông tin trước trên website hoặc ứng dụng của công ty.

Đối với khách hàng doanh nghiệp cần mang theo: Giấy đăng ký kinh doanh (bản gốc hoặc bản photo công chứng), giấy đề nghị mở tài khoản, đăng ký xe, đăng kiểm xe.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm